Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2021

BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI NẠN TẢO HÔN [PROTECTING CHILDREN FROM CHILD MARRIAGE]

Hình ảnh
         V iệt Nam - một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử, với bề dày giá trị của một nền văn hóa tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng theo thời gian, bên cạnh sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội, và tư duy nhận thức con người ở nền văn minh hiện đại thì vẫn còn tồn tại những tục lệ đã lỗi thời lạc hậu mà vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của văn hóa nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Những hủ tục vi phạm điều kiện kết hôn như tảo hôn thường có ở đồng bào dân tộc thiểu số là minh chứng rõ nét nhất.             Tại Việt Nam, tảo hôn được định nghĩa là việc kết hôn xảy ra khi nữ chưa đủ 18 tuổi và nam chưa đủ 20 tuổi. Xét theo địa bàn cư trú thì vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác. Về giới tính và nhóm tuổi thì tỷ lệ tảo hôn, kết hôn sớm của cả nam và nữ giới ở nhóm tuổi tuổi 15 đến 19 tuổi đều có xu hướng gia tăng. Những câu chuyện như “Nước mắt người cha”,

QUẤY RỐI LỚP HỌC ONLINE - NỖI ÁM ẢNH CỦA GIÁO VIÊN [HARASSMENT IN ONLINE CLASSROOMS - TEACHERS' GREAT NIGHTMARES]

Hình ảnh
    “ ID 9823xx89834. Pass 12345, lúc 7h30 thứ 6, app Zoom. Cần bạn nào cho anh Huấn hoặc anh Bảnh vào học chung.”      “Mai ai rảnh ghé thăm lớp em với ạ lúc 8h30 ạ. Tài khoản là 782xx. Pass 12345.”     “Sáng mai 7h30 cần ae trợ giúp ạ ID 2607xx. Pass 155190”     Những bình luận trên chính là cách thức mà một số học sinh khi tham gia học online sử dụng nhằm mời những người lạ mặt tham gia gây mất trật tự lớp học. Trước bối cảnh đại dịch COVID diễn ra ở nhiều nơi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở ban ngành với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” đã liên tục đề xuất cho các địa phương tổ chức dạy học dưới hình thức online nhằm đảm bảo công tác giáo dục không bị đình trệ. Tưởng như với bối cảnh đó, với sự hỗ trợ của công nghệ, việc học trực tuyến sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn thì gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bình luận phản cảm với mục đích phá rối lớp học. Những bình luận ấy phần nào đã khiến các lớp học online trở

GÁNH NẶNG TRÊN VAI NHỮNG CHIẾN SĨ CHỐNG GIẶC COVID-19 [THE BURDEN ON THOSE FIGHTING COVID-19]

Hình ảnh
  Trong cuộc chiến chống “giặc Covid”, truyền thông nói rất nhiều về thành tựu phòng, chống dịch, nhưng chưa nói đủ nhiều về những mất mát mà “người lính” chống Covid – các nhân viên y tế - phải chịu đựng sau khi dịch bệnh kết thúc. Họ được gọi là “anh hùng”, “người hùng”, nhưng mấy ai nhận ra: làm anh hùng không dễ? Gạt bỏ ánh hào quang của sự tung hô, các nhân viên y tế cũng giống như bao người bình thường khác. Thậm chí sự kì vọng đến từ hai tiếng “anh hùng” còn khiến họ chịu nhiều áp lực, dễ bị bẻ gãy hơn bao giờ hết. 1. “Chống dịch như chống giặc”     Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, ngày 27/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra lời kêu gọi cả nước bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” với phương châm “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân là một pháo đài, mỗi nhân viên y tế là một chiến sĩ. Kể từ đó đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn làn sóng dịch thứ tư bùng phát, lời kêu gọi “chống giặc” đã thực hiện xuất sắc hai sứ mệnh tuy

VACCINE NGỪA COVID-19 CHO TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý [COVID-19 VACCINE FOR CHILDREN AND THINGS TO KNOW]

Hình ảnh
          Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 4 với tốc độ lây lan nhanh chóng buộc học sinh phải chuyển hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến. Đây không phải là giải pháp lâu dài vì dịch bệnh vẫn còn có nguy cơ tiềm ẩn trong cộng đồng và gây nguy hiểm tới các đối tượng chưa được tiêm vaccine, nhất là trẻ em. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép cho việc tiêm vaccine phòng chống Covid-19 ở trẻ em từ 12-17 tuổi để từng bước đưa học sinh quay trở lại trường học. Trước thông báo của Bộ Y tế, Sở Y tế TP HCM đã nhanh chóng triển khai kế hoạch như thống kê số lượng trẻ được tiêm, các điểm tiêm chủng cố định và lưu động trên các địa bàn,... và dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện vào ngày 22/10 tới đây.            Vậy vaccine nào sẽ được tiêm cho trẻ em? Nó có gì khác với so với vaccine cho người lớn? Trên thực tế, vaccine dành cho trẻ em không có sự khác biệt so với vaccine dành cho người trưởng thành nhưng được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn. Việc tiêm vaccine