BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI NẠN TẢO HÔN [PROTECTING CHILDREN FROM CHILD MARRIAGE]

        Việt Nam - một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử, với bề dày giá trị của một nền văn hóa tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng theo thời gian, bên cạnh sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội, và tư duy nhận thức con người ở nền văn minh hiện đại thì vẫn còn tồn tại những tục lệ đã lỗi thời lạc hậu mà vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của văn hóa nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Những hủ tục vi phạm điều kiện kết hôn như tảo hôn thường có ở đồng bào dân tộc thiểu số là minh chứng rõ nét nhất.


  

       Tại Việt Nam, tảo hôn được định nghĩa là việc kết hôn xảy ra khi nữ chưa đủ 18 tuổi và nam chưa đủ 20 tuổi. Xét theo địa bàn cư trú thì vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác. Về giới tính và nhóm tuổi thì tỷ lệ tảo hôn, kết hôn sớm của cả nam và nữ giới ở nhóm tuổi tuổi 15 đến 19 tuổi đều có xu hướng gia tăng. Những câu chuyện như “Nước mắt người cha”, “Góa phụ ở tuổi 15” và hoàng loạt các câu chuyện “đau lòng nơi bản làng”. Mặc dù kết hôn sớm là trái pháp luật nhưng hiện nay vấn nạn này vẫn diễn ra khá phổ biến và được đông đảo cộng đồng chấp nhận.  

        Nguyên nhân thường thấy nhất của việc kết hôn trẻ em xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng giới, định kiến về vai trò giới tính và tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu trong xã hội Việt Nam. Theo truyền thống, phụ nữ phải gánh vác hầu hết các công việc không công như nội trợ và chăm sóc gia đình và đây là yếu tố hạn chế vị trí của phụ nữ. Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ trong công tác bình đẳng giới nhưng những tiến bộ đã đạt được chưa được phân phối đồng đều giữa các vùng miền và các nhóm dân cư. Ví dụ, cơ hội đến trường của trẻ em gái đã được cải thiện trừ những trẻ em gái người H’mông do các em có rất ít cơ hội đến trường so với trẻ em trai. Bất bình đẳng giới tiếp tục tác động tiêu cực tới kết quả giáo dục, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, quyền ra quyết định và quyền kiểm soát nguồn lực của trẻ em gái,  thông qua đó góp phần làm gia tăng tỷ lệ kết hôn trẻ em. Tiếp theo đó kinh tế đóng vai trò rất quan trọng để kết hôn trẻ em tiếp tục tồn tại. Kết hôn trẻ em và chung sống sớm như vợ chồng có mối liên hệ mật thiết với tình trạng nghèo và khó khăn về kinh tế. Vậy tại sao nghèo đói lại trở thành một yếu tố chi phối? Kinh tế thường có quan hệ mật thiết với các chuẩn mực xã hội về vị thế của trẻ em gái, họ thường không có nhiều quyền kiểm soát các nguồn lực trong gia đình như thu nhập, đất đai... Do đó, kết hôn được xem là biện pháp đảm bảo sinh kế và tương lai cho trẻ em gái. Sau khi kết hôn, người ta thường nghĩ trẻ em gái sẽ tham gia hỗ trợ việc nhà cùng các hoạt động kinh tế cho gia đình nhà chồng,  các em sẽ tham gia gánh vác công việc cho người lớn, đặc biệt đối với các hộ nghèo. Tại Việt Nam, gần 3 triệu trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế bao gồm cả trẻ em trai (57%) và trẻ em gái (43%), do vậy mà tình trạng tảo hôn vẫn đang được tiếp diễn

        Tảo hôn mang lại nhiều hệ quả khủng khiếp. Trước hết là hệ quả đối với người mẹ và những em bé được sinh ra, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên. Khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để mang thai, sinh con gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống rất khó khăn. Do chưa hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ, nên các cặp vợ chồng trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, thường xảy ra mâu thuẫn mà dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao. Tảo hôn cũng dẫn đến nhiều gánh nặng cho kinh tế xã hội, khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Đối với giáo dục, tảo hôn là rào cản cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam đã cam kết thực hiện với Liên Hợp Quốc : giảm tình trạng đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng nam nữ, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đấu tranh chống các bệnh dịch

    Vậy giải pháp hướng ta hướng đến ở đây để đẩy lùi nạn tảo hôn là gì? Chính phủ có thể lớp học bồi dưỡng kiến thức về hôn nhân hay vận dụng vai trò của ông mai, bà mối để ngăn chặn tảo hôn, ở rể. Chú trọng đến công tác giáo dục trực quan, đánh giá vai trò của trẻ em gái và trẻ em trai trong việc tự bảo vệ và phát triển, tổ chức sự kiện truyền thông phù hợp với điều kiện cộng đồng. Cộng thêm vào đó sự tin tưởng vào pháp luật là cần thiết tuy nhiên nó chỉ có thể xử lý hành vi phạm tội, có tác dụng trừng phạt để ngăn ngừa chứ không thể giải quyết triệt để về mặt nhận thức. Vì vậy, biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất chính là tuyên truyền, giáo dục. Dẫu vậy việc giải quyết các vấn đề tảo hôn cũng đang là một vấn đề bất cập khi theo một  số giáo sư, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi tộc người đều có những nét đặc trưng riêng tạo nên một bức tranh đa sắc. Song bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp, vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục. Vì vậy, chúng ta đặt ra vấn đề hủ tục và tìm giải pháp khắc phục, dẫn tới bài trừ hủ tục là rất đúng. Thế nhưng, từ góc độ một người nghiên cứu văn hóa, đây là một vấn đề phải xem xét tổng thể cả hệ thống chứ không "cắt xén" ra từng bộ phận để xử lý, cấm đoán.

  Mỗi cuộc tảo hôn bị ngăn chặn sẽ mang lại cơ hội cho một bé gái, một bé trai được phát triển tối đa tiềm năng của mình. Thế giới đã cam kết chấm dứt nạn tảo hôn vào năm 2030, nên chúng ta hãy chung tay nỗ lực gấp đôi để ngăn chặn tình trạng hàng triệu em gái bị đánh cắp tuổi thơ bởi hủ tục này. Đừng im lặng, thờ ơ, hãy lên tiếng trước những hủ tục gây hậu quả nặng nề với trẻ em, hãy đưa những câu chuyện buồn liên quan đến tục tảo hôn đến hồi kết và không một bé gái, bé trai nào sẽ là những nạn nhân tiếp theo.

        Các bạn nghĩ sao về hủ tục này? Liệu tảo hôn có thể nhanh chóng chấm dứt một cách triệt để không? Hãy bình luận phía bên dưới bài viết cho chúng mình biết nhé! Và chúng mình là ICJC, rất vui vì được cập nhật thông tin bổ ích tới mọi người. Đừng quên tương tác với ICJC để nhận thêm nhiều tin tức nóng hổi nhé! Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ. 

Tham khảo:

----------------------------------

       Vietnam is a country with thousands of years of history and rich values ​​of a quintessential culture imbued with national identity. However, it must also be recognized objectively that over time, besides the development of socio-economic conditions and human cognitive thinking in modern civilization, there are still foggy customs that inhibited the development of culture in particular and a country in general. The practices that violate marriage conditions such as child marriage, which are common among ethnic minorities, are the clearest evidence.


       In Vietnam, child marriage is defined as a marriage that occurs when the female is under 18 years old and the male is under 20 years old. In terms of residence, the Northern Midlands, Mountains, and Central Highlands have a higher rate of child marriage than other regions. Regarding gender and age group, the rate of child marriage and early marriage of both men and women in the age group of 15 to 19 years old tends to increase. This trend can be seen in stories such as "Father's Tears", "15-year-old widow" and a series of heartbreaking stories. Although early marriage is against the law, this problem is still common and widely accepted by the ethnic minorities community.


      The most common cause of child marriage comes from illiteracy. Although Vietnam has made progress in propagation, it still met with limited success due to a number of barriers, so there are still cases of children not being able to study because their families cannot afford to send their children to school and some families believe that studying is unnecessary since their kids will end up working in rice fields. This has contributed to an increase in child marriage rates. Next, the economy plays a very important role in the existence of child marriage. Child marriage and early cohabitation are strongly linked to poverty and economic hardship. So why has poverty become a dominant factor? The economy is often closely related to social norms about the status of girls, they often do not have much control over family resources such as income, land... Therefore, getting married is considered a measure to ensure the livelihood and future of girls. After marriage, it is often thought that girls will participate in supporting housework and economic activities for their husband's family, and they will take on the burden of work for adults, especially in poor households. In Vietnam, nearly 3 million children aged 5-17 are involved in economic activities including boys (57%) and girls (43%), so that child marriage is still a continuing problem. The third reason is that idealistic conceptions of customs still exist.


       Child marriage has many terrible consequences. First of all, there are consequences for the mother getting pregnant and giving birth during adolescence. When the mother's body is not fully developed, lacks knowledge, experience and is not psychologically ready for pregnancy and childbirth, it greatly affects the mother's health, the normal development of the fetus, and the fetus. This is also the cause of increased rates of child malnutrition and increased maternal mortality related to pregnancy. Families of child marriage often have a very difficult life. Due to the lack of knowledge about parenting knowledge, as well as the responsibilities and duties of fathers and mothers, young couples suffer from psychological crises, conflicts that lead to a high divorce rate. Child marriage also leads to many socio-economic burdens, reducing population quality, reducing races, affecting the quality of human resources, social progress, and sustainable development of ethnic minority areas. For education, child marriage is a barrier to the achievement of the Millennium Development Goals that Vietnam has committed to the United Nations: reducing poverty, universalizing primary education, enhancing equality between men and women, reducing child mortality, improving maternal and child health, and fighting against diseases


      So what is the solution we are aiming here to reduce child marriage? The government can organize classes to foster knowledge about marriage or use the role of matchmakers to prevent child marriage. Focusing on visual education, assessing the role of girls and boys in self-protection and development, organizing media events suitable to community conditions. In addition, trust in the law is necessary, but it can only handle criminal acts, has a punitive effect to prevent, but cannot be solved completely in terms of awareness. Therefore, the most important and effective measure is propaganda and education. However, solving the problem of child marriage is also an inadequacy when according to some professors, Vietnam is a multi-ethnic country, each ethnic group has its own characteristics that create diversity. But besides the good customs, there are still many foggy customs. Therefore, it is right for us to come up with a solution to solve this problem. However, from the perspective of a cultural researcher, this is a problem that must be considered as a whole, not splitting into parts to handle and prohibit.


       Every prevented child marriage gives a girl or a boy a chance to reach their potential. The world has committed to putting an end to child marriage by 2030, so let's increase our efforts to prevent millions of girls from having their childhoods destroyed by this practice. Do not be silent, nonchalant, speak up before the customs bring misery to children, bring the sad stories of child marriage to an end with not a single girl or boy will become the next victim.


References:

----------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[B]: https://icjchotnews.blogspot.com/
[F]: https://www.facebook.com/icjc2021/
[E]: icjclub2021@gmail.com
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418
       Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
                             Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI