SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

        Tại một quán ca hát nhỏ ở góc phố Hà Nội...

        Sau nhiều lần tập dượt thì cũng tới lúc Zazazellia bước lên sân khấu lần đầu tiên. Tu một cốc nước, anh thật lo vì phải đối đầu với thử thách mới lạ nhưng không kém phần thú vị này. 10h tối, MC giới thiệu, Zazazellia bước lên sàn diễn cùng bộ váy lộng lẫy được chăm chút cẩn thận, tự tin trình diễn trước khán giả với khuôn mặt được trang điểm trước 4 tiếng đồng hồ. Cảm giác lo âu chẳng còn khi anh đã thực sự được sống với với đam mê. Zazazellia thuộc về cộng đồng Drag Queen người Việt - một cộng đồng nhỏ sống với văn hóa LGBTQ+ mà không nhiều người biết đến. 

        Vậy Drag là gì? Đây là một từ viết tắt cho cụm “Dressed Resembling A Girl” (Ăn mặc giống một cô gái). Để dễ hiểu, người được coi là Drag sẽ mặc trang phục và trang điểm như phụ nữ để đứng lên sân khấu biểu diễn. Trước kia, chỉ người nam hóa trang thành người nữ mới được gọi là một Drag tuy nhiên, hiện nay, Drag đã trở thành tên gọi chung của các nghệ sĩ hóa trang thành phụ nữ.  

        Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, các tập tục của Việt Nam đều được nhà nước chú ý giữ gìn và bảo tồn. Đặc biệt, một số quan niệm về giới tính đã in sâu vào tâm trí người dân. Vì vậy, thật khó khăn để một Drag Queen muốn hòa nhập với xã hội. Kết quả là, nhiều cuộc tranh cãi về cộng đồng LGBTQ+ đã liên tục nổ ra giữa những kẻ muốn bài trừ và những người đón nhận văn hóa này. 

        Điển hình, vào năm 1997 và 1998, lần lượt đã có 2 đám cưới đồng giới được tổ chức. Tuy nhiên, nó đã vấp phải sự phản đối của nhân dân khiến chính quyền buộc phải vào cuộc để xử lý trường hợp ấy. Sau đó một khoảng thời gian, dường như hệ thống pháp luật của Việt Nam đã cởi mở hơn khi cho phép các buổi hôn nhân được tiếp tục, mặc dù vẫn còn những định kiến về giới. Vào năm 2000, Chính Phủ đã kêu gọi các tổ chức thắt chặt sự quản lý để ngăn chặn thông tin xấu, độc trên internet. Nhiều người nghiễm nhiên cho rằng, LGBTQ+ - một văn hóa tới từ phương Tây cũng bị coi là thứ độc hại với người dùng mạng.

        Hơn nữa, Drag Queen cũng bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lệch về Drag như “chỉ có người nam mới có thể là một Drag”, sự thực là ai cũng có thể hóa trang thành Drag Queen bất kể giới tính nào. “Drag Queen là trò tiêu khiển, dơ bẩn cho những buổi ăn chơi trụy lạc”, nhưng thực chất các Drag Queen phải trải qua quá trình rèn luyện vất vả mới có thể biểu diễn trên sân khấu. Tuy còn nhiều quan niệm sai lầm về Drag Queen nhưng nhìn chung, cộng đồng này vẫn được một bộ phận khán giả đón nhận và ngày một phát triển

        Nhờ sự cố gắng miệt mài và cống hiến không ngừng nghỉ với đam mê, Zaza và cộng đồng Drag Queen đã có một số thành tựu nhất định. Chỉ kể tới kết quả là được đứng trên sân khấu nơi có khán giả tán dương, cộng đồng này cùng Zaza đã phải trải qua thật nhiều khó khăn, kể đến như lúc bị những người xung quanh ném đồ và mắm tôm vào nơi diễn hay những lúc không có tiền, không có người diễn, không có nơi diễn. Mặc dù khó khăn là thế nhưng những người nghệ sĩ cùng chung đam mê đã tụ họp lại, cùng sống và cùng cháy hết mình với đam mê để gặt hái những thành quả như ngày hôm nay. 

        Sống và cháy cùng Drag, Zaza coi Drag như là cách để thể hiện bản thân hay một nét đặc sắc, hình thức biểu diễn nghệ thuật. Đi qua những khó khăn, giờ đây Zaza sẵn sàng cố gắng nhiều hơn nữa để đưa bộ môn nghệ thuật này lên một tầm cao mới và được mọi người trân trọng. Để được lên sân khấu, một Drag Queen phải đánh đổi cả thời gian, tuổi xuân và sức trẻ, lòng tự trọng của bản thân để thực hiện công việc vẫn đầy rẫy định kiến này... Drag Queen là một môn nghệ thuật bởi lẽ không phải cứ đứng lên sân khấu nhún nhảy, múa may là thành màn biểu diễn. Một số người chọn hình thức lipsync (hát giả vờ) hay trình diễn thời trang hoặc hài kịch tình huống để biểu diễn. Hơn nữa, để có một tiết mục hoàn hảo, họ phải trang điểm và chuẩn bị quần nào rất lâu trước khi buổi diễn bắt đầu để đảm bảo không có sự cố xảy ra Chẳng phải những con người hết mình vì đam mê và nghệ thuật đó nên được gọi một cách trân trọng là “nghệ sĩ” hay sao?? Một người muốn trở thành một Drag Queen là chấp nhận đứng trên sân khấu trở thành một con người khác, phá bỏ giới hạn bản thân. Đó thực sự là một đam mê đang được cháy bỏng cống hiến. Khi ta nhớ đến họ qua những màn trình diễn, hãy nhớ đến cả quá trình họ nỗ lực vươn lên để được cộng đồng công nhận. 

        Dường như quá trình trở thành Drag Queen đã khiến Nguyễn Hoàng Gia trở nên cởi mở, bao dung hơn và biết chấp nhận con người của những người khác, như những gì họ công nhận với anh. 

         Người ta thường nói rằng, để được sống với đam mê, bạn phải đánh đổi rất nhiều thứ. Đối với những Drag Queen tại Việt Nam, câu nói ấy càng thêm đúng. Còn bạn, bạn cảm nhận thế nào về loại hình nghệ thuật này? Hãy cho chúng mình biết ở phần bình luận dưới đây nhé.

        Chúng mình là ICJC, rất vui vì được cập nhật những thông tin thú vị cho mọi người. Đừng quên LIKE, SHARE, COMMENT để tương tác với ICJC và nhận thêm nhiều tin tức nóng hổi nhé! Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Tham khảo: 
        Kênh 14: 
        Báo Pháp luật: 
        Urbanist Hanoi: 
---------------------------------
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)
[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC | Facebook
[E]: icjclub2021@gmail.com
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     
 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
                         Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI