GÁNH NẶNG TRÊN VAI NHỮNG CHIẾN SĨ CHỐNG GIẶC COVID-19 [THE BURDEN ON THOSE FIGHTING COVID-19]

  Trong cuộc chiến chống “giặc Covid”, truyền thông nói rất nhiều về thành tựu phòng, chống dịch, nhưng chưa nói đủ nhiều về những mất mát mà “người lính” chống Covid – các nhân viên y tế - phải chịu đựng sau khi dịch bệnh kết thúc. Họ được gọi là “anh hùng”, “người hùng”, nhưng mấy ai nhận ra: làm anh hùng không dễ? Gạt bỏ ánh hào quang của sự tung hô, các nhân viên y tế cũng giống như bao người bình thường khác. Thậm chí sự kì vọng đến từ hai tiếng “anh hùng” còn khiến họ chịu nhiều áp lực, dễ bị bẻ gãy hơn bao giờ hết.

1. “Chống dịch như chống giặc”

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, ngày 27/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra lời kêu gọi cả nước bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” với phương châm “chống dịch như chống giặc”, mỗi người dân là một pháo đài, mỗi nhân viên y tế là một chiến sĩ. Kể từ đó đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn làn sóng dịch thứ tư bùng phát, lời kêu gọi “chống giặc” đã thực hiện xuất sắc hai sứ mệnh tuyên truyền của nó. Thứ nhất, nó khẳng định mối hiểm họa không lường của dịch bệnh. Thứ hai, nó khơi gợi tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí vượt bất khuất kiên quyết vượt qua đại dịch của người Việt.

    Nhưng không dừng lại ở những thông điệp tích cực, mang ý nghĩa vận động, cổ vũ đó, mà sức gợi của từ “chống giặc” còn sâu sắc hơn thế: nó vẽ ra viễn cảnh hoang tàn khi cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm đi qua. Người lính từ quân ngũ trở về quê nhà, mang theo những tổn thương thể xác, sang chấn tâm lý, sự đau đớn, mất mát... Trong cuộc chiến chống “giặc Covid”, truyền thông nói rất nhiều về thành tựu phòng, chống dịch, nhưng chưa nói đủ nhiều về những mất mát mà “người lính” chống Covid – các nhân viên y tế - phải chịu đựng sau khi dịch bệnh kết thúc. 

2. COVID-19 – Cái nôi của những người anh hùng

    Hàng ngàn bác sĩ từ mọi miền Tổ quốc đổ về TP Hồ Chí Minh hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, ta ngợi ca họ là những người anh hùng. Nhân viên kĩ thuật hóa sinh làm việc ngoài giờ để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, ta gọi họ là anh hùng. Nhân viên y tế cấp địa phương đi từng ngõ, gõ từng nhà để thăm hỏi, hướng dẫn người dân thực hiện quy định phòng, chống dịch, ta gọi họ là anh hùng.

    Dịch bệnh COVID-19 đã và đang là một cái nôi sinh ra những người anh hùng. Bất cứ ai cũng có thể trở thành anh hùng, từ người thợ cắt tóc, shipper, tài xế lái xe… cho đến các nhân viên y tế cộng đồng, điều dưỡng, hộ lí, y tá, bác sĩ… - những người đang trực tiếp đứng nơi tuyến đầu chống dịch. Truyền thông khoác cho họ tấm áo choàng anh hùng, và họ - cũng như chính khán giả chúng ta – bình thản chấp nhận. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu: làm anh hùng không dễ?

    Người anh hùng trong quan niệm xưa được tôi luyện từ thảm cảnh chiến tranh, tỏa sáng giữa tơi bời khói lửa; trong khi đó anh hùng thời đại mới cũng là những người vì lợi ích chung của cộng đồng mà phấn đấu quên mình, gạt bỏ suy nghĩ, lợi ích riêng tư. Trong bối cảnh thông tin được phát tán nhanh chóng, anh hùng còn có nghĩa là cuộc sống bị đảo lộn bởi sự tung hô quá mức của công chúng. Nguyễn Ngọc Mạnh – “người hùng” cứu sống một em bé 3 tuổi không may rơi xuống từ tầng 12 chung cư vào hồi tháng 2/2021 – thẳng thắn chia sẻ rằng cho dù báo chí và cộng đồng mạng đưa anh lên làm “người hùng” thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm những công việc bình thường. Sau giây phút sinh tử làm dậy sóng dư luận ấy, ngày kế tiếp, anh Mạnh vẫn lái xe đi chở hàng như thường lệ. Anh nói với truyền thông: “Tôi không phải là người hùng, mọi người không nên quá tung hô tôi như vậy, khiến tôi có cảm giác không được tự nhiên. Tôi cũng lo ngại rằng nhiều tổ chức, cá nhân có động cơ không trong sáng lợi dụng tôi để làm truyền thông. Tôi sẽ tiếp tục công việc lái xe và trở về nhà phụ giúp vợ mỗi khi rảnh”. Mọi sự tung hô quá đà đều có thể phản tác dụng. Những người hùng thời đại mới như anh Mạnh, như các nhân viên y tế cũng chỉ là những người bình thường như bao người khác, thậm chí sự kì vọng đến từ hai tiếng “anh hùng” còn khiến họ chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết.

3. Nỗi bất lực của người anh hùng

    Nhà báo Alice Bota, trong bài viết gây tiếng vang trên trang thông tin tiếng Đức Zeit Online mang tên “Đừng gọi họ là anh hùng”, chia sẻ một trải nghiệm phỏng vấn của bà với những người “anh hùng thời Covid”. Khi được hỏi suy nghĩ về việc được ca tụng là “anh hùng”, một y tá trả lời: “Một mặt tôi hài lòng, mặt khác, hiện thực là công việc của chúng tôi đã không có chính sách hỗ trợ và nhiều năm qua đã không được coi trọng.” Song song với niềm hãnh diện khi được ca ngợi, họ cảm thấy chán chường vì hiểu rằng những năm tháng làm việc vất vả của mình trước đó đã không nhận được sự công nhận xứng đáng. Cần đến một cơn đại dịch chết chóc để tầm quan trọng của các nhân viên y tế được nhìn nhận đúng mức; và rồi khi đại dịch lắng xuống, họ lại phải trở về cuộc sống chật vật trong điều kiện làm việc kém chất lượng và mức lương khiêm tốn. 

    Câu chuyện đãi ngộ thấp không phải của riêng nước Đức. Tại Việt Nam, trong suốt hơn 2 năm dịch bệnh bùng phát, nhiều bệnh viện hoạt động kém khiến lương của các y bác sĩ sụt giảm, nhiều khoản thưởng bị cắt, thu nhập của hầu hết nhân viên y tế chỉ còn khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, nay còn bị cắt giảm 1/3. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhân viên y tế nhận được phụ cấp từ 200.000 – 300.000 đồng/người/ngày (tùy nhiệm vụ). Ngoài ra, tình nguyện viên được hưởng phụ cấp 120.000 đồng/người/ngày gồm tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Dù bản thân số tiền phụ cấp không cao, nhưng thực tế không phải cơ sở y tế nào cũng chuyển phát kịp thời cho đội ngũ nhân viên y tế, khiến nhiều y bác sĩ rơi vào cảnh bế tắc. Đó là chưa kể điều kiện sinh hoạt ăn, uống, nghỉ ngơi của họ không được đảm bảo. Một nhân viên y tế cay đắng chia sẻ trên trang VnExpress: “Ở nhà, họ vẫn còn có con nhỏ, về nhà thì sợ lây bệnh cho người thân, mà ở lại bệnh viện thì không có chỗ ăn ở, tắm rửa hằng ngày, phải vào nhà vệ sinh lấy vòi xịt bồn cầu để tắm. Hôm nào đi tham gia tiêm ngừa cộng đồng, chúng tôi sáng uống nước một lần, 12h trưa ăn cơm và uống nước lần hai, chiều 17h uống nước lần ba (vì phải mặc đồ bảo hộ)...” Một khảo sát thực hiện tại 60 bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận 5 nơi bị y bác sĩ phản ánh không hài lòng về suất ăn, nguyên nhân bao gồm: suất ăn không hợp khẩu vị, món không phong phú, bị nguội… Trong môi trường làm việc đủ thứ xót xa như vậy, cùng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, cường độ công việc cao, nhiều áp lực, các y bác sĩ bị vắt kiệt động lực cống hiến.

    Đại dịch cũng gây ra những nỗi đau tinh thần không thể đong đếm nổi. Tháng 9 vừa qua, cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế công bố một bài viết mang tên “Stress và sang chấn tâm lý vì COVID-19: Có lúc nhìn sang nhau thấy ai cũng khóc”. Trong bài viết có đoạn: “Không thể không nói tới đội ngũ y bác sĩ (…). Trong các bệnh viện dã chiến chứng kiến một số lượng lớn bệnh nhân nặng, ra đi trong khi mình bất lực không làm được gì cho người bệnh. Đó là một sang chấn tâm lý lớn. Chính họ đã chứng kiến sự ra đi của đồng nghiệp mình mà không thể làm được điều gì. Có những y bác sĩ ra đi nhận nhiệm vụ trong vùng tâm dịch, bố hoặc mẹ [của họ] ra đi mãi mãi mà không gặp được con. Họ chỉ biết âm thầm chịu đựng và cũng có những người đã rơi vào khủng hoảng về tinh thần trầm trọng bởi vì nhân viên y tế cũng là người như những người bình thường khác...”. TS.BS. Nguyễn Thu Hà, BS. Nguyễn Thị Hải Hà thuộc Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế đã thống kê những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 lên sức khỏe của nhân viên y tế. Ngoài nguy cơ lây nhiễm cao, hai tác giả chú trọng nhấn mạnh những ảnh hưởng của dịch bệnh lên sức khỏe tâm thần bao gồm: tăng tỉ lệ mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, stress, chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)… Có nhiều ghi nhận về tình trạng lạm dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá ở nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nguy cơ lây bệnh cho người thân và sự kì thị, xa lánh của hàng xóm láng giềng cũng góp một phần không nhỏ vào mối căng thẳng cho đội ngũ y bác sĩ.

    Truyền thông tung hô nhân viên y tế là người anh hùng, chiến sĩ, thiên thần… Nhưng gạt bỏ những lời ca tụng đó, họ còn gì ngoài lương tâm nghề nghiệp, nỗi bất lực cơm áo gạo tiền, cùng với các tổn thương sức khỏe không thể đong đếm được?

4.Bài học về sự thay đổi

    Bà Alice Bota kết thúc bài báo của mình với lời bình: “Đừng hiểu lầm: hãy tiếp tục vỗ tay tán dương như đã từng. Chúng ta được phép vỗ tay thật vang, thật nhiều. Nhưng sau đó xin đừng bao giờ quên rằng tiếng vỗ tay tự thân nó không tạo ra quyền con người, và hiển nhiên tiếng vỗ tay không phải thứ người ta dùng để trả tiền thuê nhà.”

   “Có thực mới vực được đạo”, nhà quản lý cần xem xét và điều chỉnh đãi ngộ, sao cho các nhân viên y tế đều có thu nhập tốt để họ an tâm chữa bệnh cứu người. Các gói hỗ trợ, phụ cấp độc hại, phụ cấp cường độ làm việc, lương làm ngoài giờ, việc cải thiện môi trường làm việc, phúc lợi xã hội… cần được triển khai kể cả khi đại dịch đã kết thúc. Về vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho y bác sĩ, Bộ Y tế có thể xem xét chế độ luân chuyển, luân phiên nhân lực ở tuyến đầu, tạo quãng nghỉ, thay đổi môi trường để họ thay đổi môi trường, giảm tải áp lực, cân bằng và nạp lại năng lượng. Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn tâm lý, chương trình huấn luyện về thư giãn cơ thể và tâm trí cũng cần được triển khai nghiêm túc, bài bản thay vì để mặc các ý bác sĩ động viên nhau suông “cố gắng lên”. Để điều trị sức khỏe thể chất, tâm lý cho bệnh nhân, bản thân y bác sĩ phải đạt được trạng thái sức khỏe thể chất, tâm lý ở mức tốt nhất. 

    Về phía chúng ta, xin hiểu rằng sự tán dương không thể trả tiền ăn, hãy biến lòng cảm kích thành hành động. Nghiêm túc chấp hành quy định phòng chống dịch, giữ khoảng cách 2m an toàn với người xung quanh, lịch sự, kiên nhẫn khi chờ đợi đến lượt khám bệnh… Khi khó thở ta mới biết quý không khí – khi mắc bệnh, ta mới biết trân trọng y bác sĩ. Đừng để sự biết ơn đối với nhân viên y tế trở thành một trạng thái ngắn hạn chỉ có trong đại dịch mà hãy coi COVID-19 là cơ hội để nhìn nhận lại, học hỏi, và hành động để thay đổi. 

    Các bạn suy nghĩ thế nào về những người anh hùng chống giặc Covid? Đừng quên LIKE, SHARE, COMMENT để chia sẻ quan điểm cùng ICJC! Hãy tiếp tục ủng hộ chúng tớ nhé, cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo: 
Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế:
Báo VnExpress:
Báo Tiền phong:
Zeit Online: 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     
Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
 Trần Hải Nam – 0921539187
-----------------------------

In the fight against the "Covid invader", the media talked a lot about the achievements of pandemic prevention and control but did not say enough about the losses that the "soldiers" fighting against Covid - the medical staff - have to endure after the pandemic ended. They are called "heroes", but few realize: How hard being a hero is. Putting aside the glory and the applause, the medical staff was just like any other normal person. Moreover, even the expectation from the word "hero" puts them under a lot of pressure.
1. “Fighting the pandemic like fighting the invader”
Amid the complicated developments of the COVID-19 pandemic in Vietnam, on January 27, 2020, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc issued a call for the whole country to enter the "war in peacetime" with the motto " fighting the pandemic like fighting the invader", every neighborhood is a fortress, every medical worker is a soldier. Since then, especially during the outbreak of the fourth wave of the pandemic, the call to "fight the invader" has successfully performed its two propaganda missions. First, it states the unpredictable danger of the epidemic. Secondly, it evokes the Vietnamese people's spirit of solidarity, patriotism, and indomitable will to overcome the pandemic.
But it doesn't stop at those positive messages, encouragement, the evocative power of the word "anti-invader" is even deeper than that: it paints a desolate scenario when the war against foreign invaders is over. Soldiers from the army returned to their homeland, bringing with them physical injuries, psychological trauma, pain, and loss... In the fight against the "Covid invader", the media talked a lot about the achievements of prevention. , fighting the pandemic, but not enough has been said about the losses that the "soldiers" fighting against Covid - the medical staff - have to endure after the pandemic ends. 2. COVID-19 - The origin of heroes Thousands of doctors from all parts of the country have flocked to Ho Chi Minh City to support pandemic prevention and control, and we praise them as heroes. Biochemists work overtime to speed up testing, and we call them heroes.
Local medical staff go to every alley, knock on every door, and guide people to comply with regulations on pandemic prevention and control, and we call them heroes.
The COVID-19 epidemic has been and is being the birthplace of heroes. Anyone can become a hero, from barbers, shippers, drivers... to community health workers, nurses, aides, nurses, doctors... - who are directly standing at the front line against the pandemic. The media put on them the mantle of heroism, and we all calmly accepted. But how many people understand: being a hero is not easy.
The hero in the old concept was forged from the tragedy of war, shining amid smoke and fire; meanwhile, heroes of the new era are also those who strive for the community’s common good, forget themselves, put aside thoughts of private interests. In an era when news travels so fast, heroism also means lives turned upside down by the public's excessive acclaim. Nguyen Ngoc Manh - the "hero" who saved the life of a 3-year-old boy that unfortunately fell from the 12th floor of the apartment building in February 2021 - frankly shared that even though the press and the online community gave him the title of hero, he is still an ordinary person, doing ordinary jobs. After that moment of life and death caused a stir in public opinion, the next day, Mr. Manh still delivered goods as usual. He told the media: "I'm not a hero, people shouldn't praise me like that, it is making me feel unnatural. I am also concerned that many organizations and individuals with impure motives might take advantage of me for their own purposes. I will continue to drive and return home to help my wife whenever I have free time.” Any exaggeration can backfire. New-age heroes like Manh and medical staff are just ordinary people like everyone else, even the expectation from the word "hero" puts them under more pressure than ever. 3. The helplessness of the hero Journalist Alice Bota, in an article that resonated on the German news site Zeit Online titled "Don't call them heroes", shares her interview with "Covid heroes". When asked about her thoughts on being hailed as a "hero", one nurse replied: "On one hand I am satisfied, on the other hand, the reality is that our work used to not have any supportive policy and was not taken seriously for many years.” Along with the pride of being praised, they feel frustrated because they understand that their years of hard work before have not received the recognition they deserve. It took a deadly pandemic for the importance of healthcare workers to be properly recognized; and then when the pandemic subsided, they had to return to a miserable life in poor working conditions and modest wages.
The story of low wages is not unique to Germany. In Vietnam, during more than 2 years of the pandemic outbreak, many hospitals operated poorly, causing doctors' salaries to decrease, many bonuses were cut, the income of most medical staff was only about 4- 4. 5 million VND/month, now reduced by 1/3. According to the guidance of the Ministry of Health, healthcare workers receive subsidies from 200,000 to 300,000 VND/person/day (depending on the task). In addition, volunteers are entitled to an allowance of 120,000 VND/person/day including food and living expenses. Although the amount of allowance itself is not very high, the fact that sometimes medical facilities can not transfer the money to medical staff on time has caused many doctors and nurses to fall into a deadlock situation. That is not to mention their living, and resting conditions are also not adequate. A medical staff bitterly shared on VnExpress: "At home, they still have small children, when they return home, they are afraid of infecting their loved ones, but staying at the hospital, they have no place to eat, drink and bathe every day, and they have to go to the bathroom to take a shower. Every day we participate in community vaccination, we drink water once in the morning, eat lunch at 12 am and drink water for the second time, and drink water for the third time at 5 pm (because we have to wear protective gear)…” A survey was carried out in 60 COVID-19 treatment hospitals in Ho Chi Minh City has recorded 5 places where doctors and nurses report that they are not satisfied with their meals, the causes include: the meals are cold and not very good... In such a pitiful working environment, along with the complicated disease situation, high work intensity, and a lot of pressure, doctors and nurses are exhausted from their motivation to fight off the pandemic.
The pandemic also causes immeasurable emotional pain. Last September, the website of the Ministry of Health published an article titled "Stress and psychological trauma because of COVID-19: Sometimes when we look at each other, everyone is crying". In the article, there is a paragraph: “It is impossible not to mention the medical team (…). In hospitals, we saw a large number of seriously ill patients, who died while we were powerless to do anything for the sick. It was a big psychological trauma. They witnessed their colleagues pass away without being able to do anything. Some people suffer silently while others fall into a serious mental crisis because medical staff are just like every other ordinary people ... ". Dr. Nguyen Thu Ha, Dr. Nguyen Thi Hai Ha of the Institute of Occupational and Environmental Health - Ministry of Health has reported the effects of the COVID-19 pandemic on the well-being of medical staff. In addition to the high risk of infection, the two authors emphasized the effects of the epidemic on mental health including increased rates of insomnia, anxiety, fatigue, stress, post-traumatic stress disorder (PTSD).… There are many records of substance abuse such as alcohol and tobacco among healthcare workers. In addition, the risk of infecting relatives and the stigma and alienation of neighbors also contributes a significant part to the stress for medical staff.
The media praises medical staff as heroes, soldiers, angels... But outside those praises, what else do they have besides professional conscience, helplessness, and immeasurable health injuries? 4. Lesson about change Alice Bota concluded her article with the comment: “Don't get me wrong: keep praising as you always have. We are allowed to applaud loudly, a lot. But then please never forget that applause by itself does not create human rights, and applause is not something people use to pay rent.”
"It's no use preaching to a hungry man.", managers and policymakers need to adjust the compensation, so that all medical staff have a good income in order to safely treat and save lives. Support packages, work intensity allowances, overtime pay, working environment improvement, social welfare... should be implemented even after the pandemic has ended. Regarding doctors and nurses’ mental health, the Ministry of Health can consider the rotation of frontline personnel, creating breaks, changing the environment so that they can reduce the work pressure, balance their life and recharge their energy. The hotline to support psychological counseling, training programs on relaxation of the body and mind also need to be implemented seriously and methodically instead of letting the doctors encourage each other to "try harder". To treat patients' physical and psychological health, doctors themselves must achieve the best state of physical and psychological health first.
On our part, please understand that praise cannot pay for food. Let's turn that gratitude into action. Strictly follow the pandemic prevention regulations, keep a safe distance of 2m from people around, be polite and patient when waiting for the doctor… Don't let the gratitude for healthcare workers become a short-term, pandemic-only thing; instead, see COVID-19 as an opportunity to reflect, learn, and act for change.

Nguồn tham khảo:
Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế:
Báo VnExpress:
Báo Tiền phong:
Zeit Online: 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     
Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
 Trần Hải Nam – 0921539187


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI