QUẤY RỐI LỚP HỌC ONLINE - NỖI ÁM ẢNH CỦA GIÁO VIÊN [HARASSMENT IN ONLINE CLASSROOMS - TEACHERS' GREAT NIGHTMARES]

    ID 9823xx89834. Pass 12345, lúc 7h30 thứ 6, app Zoom. Cần bạn nào cho anh Huấn hoặc anh Bảnh vào học chung.” 

    “Mai ai rảnh ghé thăm lớp em với ạ lúc 8h30 ạ. Tài khoản là 782xx. Pass 12345.”

    “Sáng mai 7h30 cần ae trợ giúp ạ ID 2607xx. Pass 155190”

    Những bình luận trên chính là cách thức mà một số học sinh khi tham gia học online sử dụng nhằm mời những người lạ mặt tham gia gây mất trật tự lớp học. Trước bối cảnh đại dịch COVID diễn ra ở nhiều nơi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở ban ngành với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” đã liên tục đề xuất cho các địa phương tổ chức dạy học dưới hình thức online nhằm đảm bảo công tác giáo dục không bị đình trệ. Tưởng như với bối cảnh đó, với sự hỗ trợ của công nghệ, việc học trực tuyến sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn thì gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bình luận phản cảm với mục đích phá rối lớp học. Những bình luận ấy phần nào đã khiến các lớp học online trở nên hỗn loạn, bị xâm nhập bởi những đối tượng xấu. Việc phá quấy lớp học dường như trở thành một nỗi ám ảnh đối với giáo viên. Vậy hiện trạng này xuất phát từ đâu? Có tác động như thế nào? Và ta cần làm gì để góp phần ngăn chặn chúng? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé! 

     Thế nào là phá quấy lớp học online? Đó là hành vi do chính học sinh hoặc những đối tượng khác cố ý bày ra nhằm quậy phá, gây mất trật tự, gây ảnh hưởng đến việc học trực tuyến. Họ xâm nhập vào lớp học qua thông tin bị lộ từ phía học sinh hay qua các group chia sẻ ID lớp học trực tuyến trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo,.. 

    Dân gian có câu “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai, những “chiêu trò” được các học sinh bày ra tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng lớn tới chính lớp học của mình. Hành vi quấy phá lớp học online đầu tiên được biểu hiện qua thái độ “tẩy chay” các ứng dụng học trực tuyến, điển hình là Zoom. Theo đó, “Cơn bão đánh giá 1 sao” lớn đến nỗi nhiều giáo viên cũng phải lên tiếng kêu gọi “giải cứu” các ứng dụng. Chưa dừng lại ở đó, một số học sinh còn cố ý để lộ thông tin lớp học ra ngoài nhằm “mời” người lạ vào phá lớp học. Đa số những bình luận ấy xuất phát từ thái độ bất mãn, không hài lòng vì phải học online. 

        Theo đó, chính những thông tin bị lộ từ phía học sinh, đã tạo cơ hội cho những đối tượng bên ngoài xâm nhập vào các lớp học một cách dễ dàng. Họ ẩn dưới những cái tên lẫn với tên học sinh với mục đích gây rối. Anh Ngô Minh Hiếu, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chia sẻ: “Chúng vào thường là để phá hoại và đăng tải những hình ảnh nhạy cảm, đồng thời chia sẻ những video không phù hợp với lứa tuổi, đưa ra những lời lẽ thô tục nhằm xáo trộn buổi họp/buổi học online đó. Chưa dừng lại ở đó, một số phụ huynh khi chứng kiến lớp học của con em mình bị ảnh hưởng cũng cảm thấy vô cùng phản cảm: “Lớp học online của con đột nhiên có "Khá Bảnh" vào cười nói luyên thuyên. Tôi gọi ngay cho cô giáo mới biết người này đột nhiên vào lớp phá đám, mời không ra. Giáo viên phải cho học sinh tạm nghỉ để tìm cách giải quyết", một phụ huynh ở Đà Nẵng chia sẻ. Những hành động này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của học viên, mà còn gây cho các thầy cô - những người làm nghề giáo một áp lực vô hình, “Có những người đã bất lực đến mức bật khóc” (Phóng sự VTV).

    Vậy nguyên nhân của hiện trạng này là do đâu? Ở đây, nguyên nhân chủ quan trước nhất là do thái độ không hợp tác của một số bộ phận học sinh. Chỉ vì việc học online quá nhàm chán, sự tương tác với các giáo viên trở thành một việc “phiền phức” đối với họ: “tự nhiên đang nghỉ dịch còn phải làm bài tập”, “Học bù thì còn bắt học online làm gì”. Thái độ ấy đã hình thành nên “cơn bão 1 sao” khi đánh giá các ứng dụng hỗ trợ việc học trực tuyến. “Tại App mà nhà trường bắt học online”; “App phá tan hạnh phúc gia đình”.

Nguyên nhân chủ quan thứ hai có lẽ vì bộ phận đó muốn thỏa mãn sự thích thú của bản thân, khi “mời” các đối tượng xấu vào phá rối lớp học, họ sẽ được thấy các “idol” của mình như Huấn Hoa Hồng, Khá Bảnh và rồi chứng kiến thái độ ngạc nhiên thậm chí là… bất lực của cả thầy cô giáo lẫn bạn học trong lớp. Dường như họ không biết, mà cũng chẳng quan tâm rằng chính hành động ấy đã làm ảnh hưởng đến tiến trình học tập của cả một tập thể.

Bên cạnh yếu tố chủ quan, ta cũng đề cập thêm tới khía cạnh khách quan. Có thể là do hệ thống quản lý an toàn, bảo mật của một số lớp học còn chưa được tốt. Theo lời thầy Nguyễn Văn Minh, giáo viên tin học tại Hà Nội: "Học ở trường thì có bảo vệ, người lạ không vào trong gây rối được, nhưng học trực tuyến thì ngược lại. Nhân viên kỹ thuật của trường chỉ hỗ trợ được việc cài đặt phần mềm và bảo mật cơ bản. Còn khi tổ chức các lớp học online, thầy trò phải tự kiểm soát với nhau". Những người làm nghề giáo trước đây chỉ đảm nhận công việc “truyền lửa”, truyền kiến thức cho học sinh thì giờ đây còn phải hiểu biết thêm về công nghệ để quản lý, điều khiển lớp học một cách hiệu quả nhất. Đối với một số giáo viên lớn tuổi, đó thực sự là thử thách đối với họ. Có lẽ vì vậy mà những kẽ hở vô hình đã được tạo ra, là cơ hội cho những đối tượng xấu xâm nhập, quấy phá. 

    Những tưởng, trò “nhất quỷ nhì ma” chỉ được thực hiện tại các lớp học trực tiếp, ấy vậy mà đến cả những lớp học trực tuyến cũng trở thành miếng “mồi” ngon cho học sinh thỏa sức quậy phá. Như vậy, rào cản đầu tiên với giáo viên khi phải dạy học online chắc chắn là ý thức của những cô cậu học sinh và dường như, mỗi hành vi thiếu ý thức ấy, nói một cách chính xác, đã và đang chà đạp lên lòng tự trọng của những người cầm phấn trên bục giảng. Để có được những bài giảng chất lượng, đem kiến thức cho học sinh, mỗi người giáo viên đều phải cất công biên soạn bài giảng kỹ lưỡng, tuy nhiên những hành vi quậy phá đó đã làm ảnh hưởng không tốt đến mạch giảng cũng như chất lượng kiến thức cần truyền đạt. Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch vẫn đang diễn biến khá phức tạp tại các địa phương, hình thức học online được coi là phương pháp tối ưu nhất. Sự ổn định của phương pháp này chưa kéo dài được bao lâu, hàng loạt những tin tức liên quan đến phá hoại lớp học online nổ ra khiến cho chính quyền các cấp tiếp tục phải gánh thêm một nỗi lo nữa đến từ những “chiêu trò” của học sinh. Và tất nhiên, nhìn một cách khách quan, “điểm cộng” duy nhất của hành vi này có lẽ đã đánh tiếng cho các ứng dụng học tập và nhà nước nhận ra các lỗ hổng trong phương án của mình, nhằm tiếp tục cải tiến, thắt chặt an ninh các lớp học trực tuyến. 

    Và tất nhiên cần phải có những biện pháp xử phạt mạnh tay để hành vi quấy phá lớp học online chấm dứt. Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng (Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP Hà Nội), những hành vi nêu trên không chỉ cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trực tuyến mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sư phạm, tâm lý của các em học sinh, sinh viên. Đó đều là các hành vi trái pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà sẽ có khung hình phạt phù hợp. Đa phần là phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù hoặc phạt tiền từ 20 - 300 triệu đồng. Với người học, Bộ Giáo dục quy định bắt buộc phải dùng tên thật, tuyệt đối không bình luận hay có các hành vi khác làm ảnh hưởng tới lớp học. Người học chịu trách nhiệm bảo vệ tài khoản cá nhân; không chia sẻ tài khoản và mật khẩu lớp học cho người khác. Ngoài ra, các chuyên gia bảo mật khuyên người dùng nên cẩn trọng khi sử dụng các ứng dụng học trực tuyến, đồng thời áp dụng các biện pháp an toàn như luôn cập nhật phần mềm lên phiên bản mới nhất; sử dụng mật khẩu cho các cuộc họp; sử dụng tính năng Phòng chờ - Waiting room để kiểm soát người tham gia; tắt tính năng chia sẻ màn hình của thành viên…

Các bạn thân mến, đại dịch COVID-19 đối với nước ta mà nói đã là một gánh nặng rất lớn trên đôi vai của lãnh đạo các cấp, vì vậy, chỉ một hành động tôn trọng nhỏ của các bạn với việc học trực tuyến cũng đã phần nào giúp nước nhà bớt đi một vấn đề lớn. Những hành động quấy rối trên cần được dừng lại ngay bây giờ, để thầy cô, những người vất vả hằng ngày dựng giáo án và chuẩn bị bài tập được giảng dạy trong môi trường mạng an toàn và trong sạch. Mỗi việc làm đều là thước đo giá trị và ý thức của bản thân, hãy suy nghĩ và thay đổi trước khi quá muộn. Môi trường sư phạm không dành cho những hành vi thiếu chuẩn mực, gây ảnh hưởng đến những ai thực sự có mong muốn tiếp thu kiến thức.

Đó là suy nghĩ của chúng mình về vấn nạn này, còn bạn thì sao? Tại chính lớp học hay địa phương của bạn đã từng xảy ra hành vi phá hoại lớp học như vậy chưa? Vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? Theo bạn, những phương án mà chính quyền các cấp cũng như nhiều giáo viên nhà trường đưa ra đã thực sự tối ưu hay chưa? Hãy cho chúng mình biết với nhé! Chúng mình là ICJC, rất vui vì được cập nhật thông tin bổ ích tới mọi người. Đừng quên tương tác với ICJC để nhận thêm nhiều tin tức nóng hổi nhé! Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Tham khảo: 

Vn Express: 

Học sinh 'mời' người lạ vào phá lớp học online

Dân trí:

Ngán ngẩm những “chiêu trò” của học sinh Việt để phá hoại lớp học online

24h.com:

Giáo viên vừa dạy online, vừa lo đối phó các chiêu trò phá lớp

Báo Pháp Luật: 

Xâm nhập, quấy rối lớp học trực tuyến: Có thể đối diện mức phạt nào?

ICT News:

Bảo đảm an toàn thông tin cho lớp học online bằng cách nào?

----------------------------------

        “ID 9823xx89834. Pass 12345, at 7:30 on Friday, Zoom app. Need a friend for Mr. Huan or Mr. Banh to join the class."

        "If you are free tomorrow, visit my class at 8:30. Account is 782xx. Pass 12345."

        “Tomorrow morning at 7:30, I need help, ID 2607xx. Pass 155190”

         The comments above are the methods that some students use when participating in online learning to invite strangers to join the classroom and disrupt the lesson. In the context of the COVID-19 pandemic that is taking place everywhere , the Ministry of Education and Training and other departments with the motto "Stop going to school but not stop learning" have continuously proposed to localities to organize online teaching in order to ensure that the educational work is not delayed. It seemed that with the support of technology, online learning would become easier and more convenient, but on social networking platforms, there have been many negative comments with the purpose of disrupting the classroom. Those comments have become one of the reasons that makes online classes chaotic and infiltrated by bad people. Disrupting the classroom seems to become a nightmare for teachers. So where does this problem come from? What is the impact? And how can we prevent them? Let's find out!

        What is an online class disruption? It is an intentional behavior displayed by students or other people in order to disrupt an online class. They infiltrate the classroom using leaked information from students or groups that share their class IDs online on social platforms such as Facebook, Zalo, …

       The old saying "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" (the students are mischief and naughty just like demon or ghost) is not wrong, the "tricks" presented by the students seem harmless but have a great impact on their online classes. First, these people would “boycott” online learning apps, especially Zoom, causing a massive “1-star” trend that would force teachers to come out and express their concerns. Not stopping there, some students also intentionally revealed their online class information to "invite" strangers to break into the classroom. Most of these behaviors come from dissatisfaction because they have to study online.

        Accordingly, the information that is leaked from the students, which has created opportunities for outsiders to easily infiltrate the classroom. They hid their names with student names for the purpose of causing trouble. Mr. Ngô Minh Hiếu, National Cyber ​​Security Monitoring Center said: "They often join the class to vandalize, post sensitive images, share videos that are not suitable for students and use profanity to disturb that meeting/online lesson. Not stopping there, some parents, when witnessing their children's classrooms being affected also felt extremely offensive: "My child’s online class suddenly had "Khá Bảnh" laughing and talking. I immediately called the teacher to find out why that person suddenly joined the class to disrupt the lesson. That teacher had to give students a break to find a solution," a parent in Đà Nẵng said. These actions not only affect the students' study time, but also the teachers, the teachers are under invisible pressure, "Some teachers feel so helpless that they burst into tears" (from VTV).

        So, what is the cause of this issue? The first reason is the uncooperative attitude of some students. Just because online learning is too boring to them, interacting with teachers becomes annoying: “why do we have to do homework while on vacation?", "why do we have to attend online classes when we already have to make up for the quarantine time”. That attitude has formed a "1-star review" trend. “Because of these apps that schools force us to do online learning”; "These apps destroy our family happiness".

       The second reason is probably because students want to satisfy their own enjoyment, when "inviting" bad people to disrupt the class, they will get to see their "idols" like Huấn Hoa Hồng, Khá Bảnh and witness the helplessness from both their teachers and classmates. They do not seem to know, nor do they care, that this action affects the learning process of the whole class.

        Besides the subjective factor, we should also mention the objective aspect. Maybe it’s because online classes do not have the best security. According to Mr. Nguyễn Văn Minh, an IT teacher in Hà Nội: "At school, we have guards to protect our students because strangers can't come in and cause trouble, but online learning is the opposite. The technical staff can only help installing software and basic security. When organizing online classes, teachers and students have to manage it themselves" Teachers who previously were only trained to teach students now have to learn about advanced technology. For some older teachers, it's a real challenge. Perhaps that’s why invisible loopholes have been created for bad persons to infiltrate and harass the online class.

        And of course, there should be strong sanctions to stop the harassment of online classes. According to Lawyer Nguyễn Đức Hùng (Deputy Director of TGS Law Firm - Hà Nội Association), the behaviors not only hinder the quality of online teaching and learning but also negatively affect the pedagogical environment of students. These are all illegal acts and should be dealt with strictly according to the rules. Depending on the severity of the violation, there will be an appropriate penalty frame. Most are non-custodial reform, imprisonment or a fine ranging from 20 to 300 million VND. For learners, the Ministry of Education stipulates that it is compulsory to use real names, and not comment or cause any disturbing behaviors while learning online. Learners are responsible for protecting their personal accounts and not sharing it with others. In addition, security experts advise users to be careful when using e-learning applications, and apply safety measures such as always updating the software to the latest version; use passwords for meetings; use the waiting room feature to control participants; turn off the member’s screen sharing…

        Dear readers, the COVID - 19 pandemic has been a huge burden for our country, so just your small act of respect for online learning can help reduce another big problem for our government. These acts of harassment must be stopped now, so that teachers who work hard every day can teach in a safe and clean online environment. Every action is a measure of your worth and self-awareness, think and change before it's too late. The pedagogical environment is not for unethical behavior that affects those who really want to acquire knowledge.

        Those are our thoughts on this issue, how about you? Has there ever been such an act of vandalism in your classroom? How was this problem resolved? In your opinion, are the options offered by the authorities and schools effective? Let us know! We are ICJC, and we are very happy to update useful information to everyone. Don't forget to interact with ICJC to receive more breaking news! Wish you a nice evening. Thank you and see you in the next posts.

References: 

Vn Express: 

Học sinh 'mời' người lạ vào phá lớp học online

Dân trí:

Ngán ngẩm những “chiêu trò” của học sinh Việt để phá hoại lớp học online

24h.com:

Giáo viên vừa dạy online, vừa lo đối phó các chiêu trò phá lớp

Báo Pháp Luật: 

Xâm nhập, quấy rối lớp học trực tuyến: Có thể đối diện mức phạt nào?

ICT News:

Bảo đảm an toàn thông tin cho lớp học online bằng cách nào?


----------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)

[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC | Facebook

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     

 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                        Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI