PHIM CHÂU Á VƯƠN TẦM CHÂU Á: CƠ HỘI NÀO CHO PHIM VIỆT [ASIA FILMS REACH THE WORLD: ANY OPPORTUNITIES FOR VIETNAM?]

    Hiếm có nền điện ảnh nào lại có những bước tiến dài như nền điện ảnh châu Á. Trong suốt một thập kỷ vừa qua, điện ảnh châu Á đã vượt qua nhiều giới hạn, không ngừng cải thiện chất lượng nội dung, hình ảnh để khẳng định vị thế của mình trên thế giới. "Parasite" (bộ phim Hàn Quốc đầu tiên thắng giải Cành cọ Vàng uy tín của LHP Cannes 2019) và "So Long, My Son" (bộ phim truyền hình Trung Quốc được đề cử cho giải Gấu vàng tại LHP Berlin 2019) là hai trong số nhiều thành công vang dội của dòng phim châu Á trên thị trường quốc tế. Khi nền điện ảnh Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… dần khẳng định vị thế, có đủ sức cạnh tranh với các nền điện ảnh lớn trên thế giới, có cơ hội nào cho điện ảnh Việt Nam vươn tầm phát triển?

    Những rào cản ngăn điện ảnh Việt hòa nhập với thế giới

    Lịch sử điện ảnh Việt trải qua nhiều khúc thăng trầm. Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Vào giai đoạn 1954-1975 nếu như ở miền Bắc mới xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên thì ở miền Nam, điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 với nhiều bộ phim được sản xuất, những đại diện của điện ảnh miền Nam tới tham dự các liên hoan phim ở Châu Á và trong khu vực cũng đã nhận được nhiều giải thưởng trong các liên hoan phim châu Á, điển hình là “Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng nhận được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994. Sau năm 1975, lệnh cấm vận Mỹ áp đặt khiến điện ảnh thế giới khó tiếp cận Việt Nam, đánh dấu kết nền điện ảnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ này, về sau sự cắt giảm ngân sách của Nhà nước làm cho điện ảnh không đủ kinh phí để sản xuất phim, Nhà nước bắt đầu xóa bỏ bao cấp dành cho điện ảnh. Các máy móc thiết bị làm phim đã cũ kỹ, tiền của Nhà nước đầu tư cho điện ảnh cũng bị thất thoát. 

     Một rào cản khác ngăn phim Việt vươn ra thị trường quốc tế là chính sách kiểm duyệt, yêu cầu thẩm định kịch bản nghiêm ngặt của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Với mục tiêu “xây dựng nền điện ảnh lành mạnh”, Bộ thẳng tay cắt bỏ nhiều cảnh phim “không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam” trước khi đưa ra công chúng, dù các cảnh ấy phục vụ mục đích nghệ thuật và truyền tải nội dung quan trọng trong bộ phim. “Vị” - bộ phim từng nhận giải đặc biệt của ban giám khảo hạng mục Encounters tại LHP Berlin - phải chuyển quốc tịch Singapore vì không được cấp phép chiếu ở Việt Nam. “Vị” đã không vượt qua những quy định kiểm duyệt khắt khe. Chia sẻ về quyết định từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển quốc tịch cho phim, nhà sản xuất Phương Thảo nghẹn ngào chia sẻ: “Sau 7 năm thực sự khó khăn chúng tôi đã hoàn thành phim. Sẽ không một ai bỏ 7 năm cuộc đời mình ra để làm phim dung tục (…) Khi phim không còn là "quốc tịch" Việt Nam nữa, không liên quan đến chúng tôi ở Việt Nam nữa thì nó còn cơ hội sống, cơ hội đi. Đó là cách duy nhất chúng tôi có thể nghĩ đến.”

     Quy định này không chỉ khiến nhà làm phim Việt khốn đốn, mà còn là nguyên nhân đoàn ngoại quốc ngại ngần khai thác phim tại Việt Nam. Phim nước ngoài tốn rất nhiều thời gian trong khâu kiểm duyệt kịch bản, thẩm định, xin giấy phép sản xuất, đến nỗi có phim cạn vốn, phải bỏ dang dở. Hiểu rõ những khó khăn đó, Nhà nước vẫn khó tháo gỡ thủ tục hành chính phức tạp cho đoàn phim ngoại vì e ngại vấn đề xuyên tạc thông tin, phản ánh sai lệch hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Kết quả, đoàn phim nước ngoài thường chọn quay Thái Lan làm điểm đến, bởi lẽ quốc gia này có điều kiện địa lý, tự nhiên tương tự Việt Nam nhưng có nhiều chính sách ưu đãi hơn. Vuột mất đoàn phim ngoại nhìn chung là “thiệt đơn, thiệt kép”. Một số lợi ích mà điện ảnh Việt nói riêng và nền kinh tế Việt nói chung nhận được nếu nhà làm phim quốc tế rót vốn đầu tư bao gồm: việc làm được tạo ra từ hoạt động làm phim, chi phí đoàn phim nước ngoài sẽ chi tiêu, số khách du lịch đến sau khi xem các bộ phim có bối cảnh Việt Nam; nhân lực điện ảnh trong nước được nhà làm phim nước ngoài tuyển dụng, đào tạo…  

     Song cũng phải khẳng định một điều, chính trong nền điện ảnh Việt cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Trước hết là chất lượng diễn viên. Nhiều nghệ sĩ ưu tú và đạo diễn đều cho rằng việc đào tạo diễn viên ở Việt Nam hiện nay kém hơn 30 năm trước. Lời nhận xét này hoàn toàn có cơ sở khi quá trình tuyển sinh đầu vào các trường nghệ thuật còn hạn chế: để đáp ứng đủ đủ chỉ tiêu tuyển sinh mà Bộ đề xuất, các trường buộc phải nhận cả những sinh viên không đủ tố chất và năng lực. Không chỉ vậy, khả năng diễn xuất của nhiều diễn viên còn chưa đạt độ “chín”. Xu hướng tuyển chọn của các nhà làm phim hiện nay phần lớn là ưu ái về mặt ngoại hình, độ nổi tiếng, vì vậy không ít những ca sĩ, người mẫu, MC lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh đều được các nhà làm phim săn đón nồng hậu và được giao cho những vai diễn quan trọng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Do vậy, hiện nay nhiều diễn viên được nhận xét là thiếu kỹ năng diễn xuất, diễn xuất yếu kém không lột tả được cảm xúc, tính cách nhân vật, chú trọng chăm chút ngoại hình hơn trau dồi kỹ năng cần có.

    Kịch bản cũng là điểm yếu của phim Việt, có phần giả tạo, thiếu chất xám, thiếu sự đầu tư nghiêm túc. Trong vòng một thập kỉ vừa qua, số lượng phim liên tục tăng trưởng, chất lượng có cải thiện nhưng chưa có tác phẩm tầm cỡ. Người Việt có quyền tự hào về số lượng những bộ phim Việt Nam ra rạp đã tăng lên đáng kể qua từng năm. Không mùa nào, không ngày lễ nào, khán giả lại thiếu phim Việt để xem. Chưa bàn đến vấn đề chất lượng, chỉ cần biết qua mười năm, chúng ta có một kho phim Việt đủ thể loại. Số lượng phim nhiều, những phim hài nhảm, giật gân, dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết, phim remake với những chiêu trò lôi kéo gây sự mới mẻ cho khán giả cũng nhiều không kém. Những bộ phim điện ảnh giải trí nhẹ nhàng, gây tiếng cười, bắt kịp xu hướng cũng nhận được sự quan tâm của các nhà làm phim. Lợi nhuận thu được từ các dòng phim này lớn, nhưng đó chỉ là lợi nhuận tức thời. Tư duy làm phim “mì ăn liền”, dễ hiểu, dễ lãng quên, có phần hời hợt và dễ dãi chắc chắn không tạo ra những bộ phim có chất lượng cao, in dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Việt chứ chưa nói đến chuyện lớn hòa nhập thế giới. 

     Không thể phủ nhận câu chuyện thành công trên trường quốc tế dù thất bại tại Việt Nam của những bộ phim như “Kiều” (đạo diễn Mai Thu Huyền, thắng giải Bộ phim xuất sắc nhất năm trong khuôn khổ LHP Thế giới châu Á 2021). Tuy nhiên trường hợp ấy chỉ nằm trong số ít. Một bộ phim có chất lượng thật sự tốt, mang tới những giá trị sâu sắc, phản ánh được hiện thực khách quan của cuộc sống nhưng vẫn thành công kết nối cảm xúc riêng tư của nhà làm phim với khán giả - bộ phim ấy sẽ nhận được tình cảm yêu mến của khán giả trong nước lẫn khán giả ngoại quốc. Bộ phim ấy mới chính là tham vọng mà các nhà làm phim cần hướng tới, thay vì những phim nhạt nhòa, thời vụ, hướng tới lợi nhuận thuần túy. 

     Phim Việt có thể khắc phục điều gì?

     Trước hết, phim Việt cần khẳng định lại uy tín của mình đối với khán giả Việt. Nhiều khán giả bộc lộ sự thất vọng về điện ảnh nước nhà trên mục Ý kiến báo VnExpress: “”Kịch nói quay ngoại cảnh” đều đúng khi nói về phim Việt”, “Tôi chưa bao giờ xem một bộ phim Việt nào một cách thích thú cả. Xem mà bực tức vì không hiểu sao diễn tệ như thế mà cũng diễn”, “Tôi cũng ít khi xem phim Việt, đặc biệt là phim điện ảnh vì hiếm có bộ phim hay”... Lối làm phim thương mại, hời hợt, thiếu sự chân thực, chiêu trò quảng cáo bẩn mượn chuyện đời tư của diễn viên hâm nóng danh tiếng phim… của một bộ phận nhà sản xuất đã khiến khán giả chán nản, e ngại, quay lưng với điện ảnh Việt nói chung. Vì vậy, điều quan trọng nhất là điện ảnh Việt cần cho ra mắt những tác phẩm hay, phong phú về số lượng, không chỉ đầu tư hình ảnh bắt mắt mà nội dung cũng phải được nghiên cứu, nghiền ngẫm kĩ lưỡng, sao cho chạm tới được trái tim khán giả. Chất lượng là câu trả lời duy nhất để giải quyết bài toán khó lôi kéo khán giả trong nước, rồi từ đó điện ảnh Việt mới có tương lai lôi kéo khán giả quốc tế.

     Để tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, điện ảnh Việt cần tìm ra một bản sắc “chỉ Việt mới có”. Những nền điện ảnh phát triển trên thế giới và đặc biệt tại châu Á đều đã tìm được cho riêng mình một bản sắc như thế. Nếu phim Hàn khai thác tốt đề tài tâm lí xã hội, lôi kéo khán giả ở trình độ diễn xuất của diễn viên, màu phim đẹp, nhạc phim da diết; thì phim Trung chuyên “trị” thể loại cổ trang, kiếm hiệp, thường cho ra đời những bộ phim lịch sử mãn nhãn về hình thức và sâu sắc về nội dung; phim Nhật lại có thế mạnh sản xuất các thể loại kinh dị, giật gân, nổi tiếng với dòng phim hoạt hình anime… Những đặc trưng ấy là cách khán giả phân biệt phim của nước này với phim của nước khác, hay cũng chính là bàn đạp để một quốc gia quảng bá hình ảnh trên trường quốc tế. Nếu các nhà làm phim Việt có thể học tập nước bạn tìm ra một bản sắc riêng cho điện ảnh Việt rồi tập trung khai thác, phát triển, trau chuốt bản sắc đó, ta sẽ níu chân được khán giả quốc tế, khẳng định vai trò của mình trong làng phim thế giới.

     Tập trung khai thác một thế mạnh là điều nên làm, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bỏ ngỏ những vùng đất màu mỡ khác. Phim Việt xưa nay vốn chỉ co cụm trong một vài đề tài quen thuộc, cũ kĩ, khó tạo sự đột phá như tình cảm lãng mạn, kinh dị giật gân, hài… Khi thị trường phim Việt đang bão hòa và chưa xuất hiện nhân tố mới đột phá, sự thành công của những bộ phim Hàn Quốc như Kingdom (đề tài xác sống), Hellbound (đề tài tận thế), Silent Sea (đề tài khám phá vũ trụ)... gióng bên tai các nhà làm phim Việt hồi chuông nhắc nhở rằng có muôn vạn đề tài mới lạ chưa từng được khám phá.

     Song song với hành trình đa dạng hóa nội dung phim là hành trình cải thiện kỹ thuật làm phim. Phim Việt ít sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt, chưa bắt kịp xu hướng công nghệ của thế giới. Lúng túng “số hóa” khiến bối cảnh phim hạn hẹp, nội dung phim cũng vì thế mà không khai thác được nhiều đề tài mới. Đầu tư tiền bạc, công sức vào khâu hậu kì, kỹ xảo là tạo ra không gian cho các nhà làm phim phát triển.

     Tiếp thu ý kiến đóng góp, phân tích phản hồi của khán giả cũng là một cách tốt để nhà làm phim học hỏi. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được một không gian phê bình điện ảnh tích cực, uy tín và được phổ biến rộng rãi. Những trang phê bình lớn của thế giới như IMDb và Rotten Tomatoes, hoặc không có thông tin về phim Việt, hoặc có, nhưng thông tin ấy lại được viết bằng tiếng Anh, bởi vậy trở nên khó tiếp cận đối với phần đông khán giả Việt. Nghiên cứu phản hồi của khán giả có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà làm phim rút kinh nghiệm và chuẩn bị thực hiện dự án tiếp theo, và ngược lại, tham khảo nhận xét của chuyên gia giúp khán giả hiểu sâu sắc về bộ phim, từ đó nâng cao trình độ thưởng thức. Chỉ khi khán giả khó tính, giới phê bình khó tính, phim Việt mới được sản xuất một cách bài bản, nghiêm túc, được đầu tư chất xám, xa rời những nội dung dễ dãi, dễ nhớ, dễ quên. 

     Phát triển nền điện ảnh là câu chuyện dài hơi, không thể gấp gáp một sớm một chiều. Trên hành trình ấy, tham vọng danh tiếng là chưa đủ; nhà làm phim và khán giả cần có chung niềm đam mê điện ảnh, lòng cầu tiến học hỏi, mong muốn đưa điện ảnh nước nhà vươn tầm thế giới.

     Tạm kết

     Phim Người lắng nghe: Lời thì thầm nhận giải ở hạng mục Phim điện ảnh xuất sắc nhất tại LHP quốc tế New York 2021, Ròm được giải thưởng cao nhất tại LHP Busan 2019, Đảo của dân ngụ cư nhận giải Phim xuất sắc nhất LHP quốc tế ASEAN 2016... Điện ảnh Việt vẫn có thể tiến xa hơn nữa, đặc biệt là khi dòng chảy phim nước ngoài vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, tạo cho khán giả nhiều lựa chọn phong phú và thúc đẩy nhà làm phim Việt bắt buộc phải phát triển để cạnh tranh thành công. Thêm vào đó, Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến thông qua tại kì họp Quốc hội tháng 5/2022 được kỳ vọng sẽ đưa ra các chính sách phát triển điện ảnh hợp lí, cân bằng việc xuất nhập khẩu phim, vấn đề cấm phim, cơ chế kiểm duyệt… giúp ngành điện ảnh Việt Nam có bước phát triển, hội nhập mới.

     Người hâm mộ hoàn toàn có thể trông đợi vào một tương lai bứt phá của phim Việt. Dù tồn tại nhiều hạn chế, nền điện ảnh nước nhà vẫn có vô số tiềm năng và cơ hội để làm nên kỳ tích.

     Bạn nghĩ gì về tương lai của điện ảnh Việt? Bạn có nghĩ rằng phim Việt có thể đạt đến trình độ sánh ngang hàng cùng phim Hàn, phim Nhật, phim Trung, phim Thái được không? Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn bằng cách LIKE, COMMENT và SHARE bài viết nhé! ICJC xin cảm ơn các bạn, chúng mình chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn tham khảo: 

Báo VnExpress: 

Nhiều đoàn phim muốn đến Việt Nam nhưng chọn Thái Lan

Báo VnExpress: 

Xem phim Việt ức chế vô cùng

Báo Thanh Niên: 

Phim “Vị” từ bỏ quốc tịch Việt Nam trở thành phim Singapore

Báo Tuổi trẻ: 

Quá nhiều bất cập trong đào tạo diễn viên

Báo Sao Star: 

Phim “Kiều” vượt mặt “Bố già” thắng lớn tại LHP Thế giới châu Á 2021

Kênh 14: 

Điện ảnh Việt một thập kỷ nhìn lại: khai sinh hàng loạt khái niệm mới, người người nô nức lao vào cuộc đua trăm tỉ

Wikipedia:

Điện ảnh Việt Nam

______________

     Rarely has any film industry made such strides as Asian cinema. During the past decade, Asian cinema has overcome many limitations, constantly improving the quality of content and images to assert its position in the world. "Parasite" (the first Korean film to win the prestigious Palme d'Or at the 2019 Cannes Film Festival) and "So Long, My Son" (a Chinese drama nominated for the Golden Bear award at the 2019 Berlin Film Festival) are two of the many resounding successes of Asian films in the international market. As the Korean, Chinese, and Japanese cinema industries gradually assert their position and are able to compete with the major film industries in the world, is there any opportunity for Vietnamese cinema to expand?

     Barriers that prevent Vietnamese cinema from integrating with the world

    The history of Vietnamese cinema has gone through many ups and downs. Cinema began to be introduced to Vietnam in the late 1890s. In the period 1954-1975, if the first feature film appeared in the North, then in the South, cinema reached its peak right from the year. 1957 with many films produced, representatives of Southern cinema to attend film festivals in Asia and in the region also received many awards in Asian film festivals, typically "The smell of green papaya" by French-Vietnamese director Tran Anh Hung received an Oscar nomination for the best foreign-language film in 1994. After 1975, the US embargo imposed made it difficult for world cinema to access Vietnam. , marking the end of the cinema of South Vietnam in this period, later the State's budget cuts made cinema not have enough money to produce movies, the state began to abolish subsidies for electricity. Photo. Filmmaking machinery and equipment are old, and the State's money invested in cinema is also lost.

     Another barrier preventing Vietnamese films from reaching the international market is the censorship policy, which requires strict script appraisal of the Ministry of Culture, Sports and Tourism. With the goal of "building a healthy cinema", the Ministry directly cut out many scenes "not suitable for Vietnamese customs and traditions" before being released to the public, even though they serve artistic purposes. and convey important content in the movie. "Vi" - the film that received a special award from the jury in the Encounters category at the Berlin Film Festival - had to change his Singaporean nationality because it was not licensed to screen in Vietnam. “Taste” did not pass strict censorship regulations. Sharing about the decision to give up intellectual property rights and change nationality for the film, producer Phuong Thao choked and shared: "After 7 really difficult years, we finished the film. No one will spend 7 years of their life making vulgar movies (…) When the film is no longer has the Vietnamese "nationality" and has nothing to do with us in Vietnam, it still has a chance to be released. That's the only thing we can do."

     This regulation not only makes Vietnamese filmmakers miserable, but also causes foreign delegations to hesitate to exploit films in Vietnam. Foreign films take a lot of time in the stage of script censorship, appraisal, and production license, so much so that some films run out of capital and have to be left unfinished. Understanding these difficulties, it is still difficult for the State to remove complicated administrative procedures for foreign film crews because they are afraid of the problem of distorting information, reflecting falsely the image of the country and people of Vietnam. As a result, foreign film crews often choose to film Thailand as a destination, because this country has similar geographical and natural conditions to Vietnam but has more preferential policies. Losing a foreign film crew is generally "single loss, double loss". Some of the benefits that Vietnamese cinema in particular and the Vietnamese economy, in general, will receive if international filmmakers invest capital include jobs created from filmmaking activities, costs of foreign film crews. spending, the number of tourists coming after watching movies with Vietnamese context; domestic cinema personnel are recruited and trained by foreign filmmakers.

     But it must also be affirmed that there are many inadequacies in Vietnamese cinema. First of all is the quality of the actors. Many elite artists and directors say that the training of actors in Vietnam today is worse than 30 years ago. This comment is completely valid when the admission process to art schools is still limited: in order to fully meet the enrollment quota proposed by the Ministry, schools are forced to accept students who do not have enough qualifications. quality and capacity. Not only that, the acting ability of many actors has not yet reached the "mature". The current selection trend of filmmakers is mostly in terms of appearance and popularity, so many singers, models, and MCs who have entered the film industry are favored by filmmakers. warmly welcomed and assigned to important roles that require a high level of expertise. Therefore, at present, many actors are commented as lacking acting skills, weak acting, unable to describe the emotions and character of the character, focusing on taking care of their appearance rather than cultivating the necessary skills.

     The script is also the weak point of Vietnamese films, somewhat artificial, lacking in gray matter, lacking serious investment. Over the past decade, the number of films has continuously grown, the quality has improved, but there have not been any major works. Vietnamese people have the right to be proud of the number of Vietnamese films that have been released into theaters, which has increased significantly year by year. No season, no holiday, the audience lacks Vietnamese movies to watch. Not to mention the quality issue, just know that after ten years, we have a stock of Vietnamese films of all genres. The number of films is much, the comedy, sensationalism, film adaptations of novels, remake movies with manipulative tricks to create newness for the audience are equally many. Movies that are mildly entertaining, laughable, catch up with trends also receive the attention of filmmakers. Profits from these lines are large, but that is only an instant profit. The mindset of making "instant noodles", easy to understand, easy to forget, somewhat superficial and easygoing, certainly does not create high-quality films that leave a deep impression in the hearts of Vietnamese audiences, not to mention. to the big story of integrating into the world.

     There is no denying the success story in the international arena despite the failure in Vietnam of films like "Kieu" (directed by Mai Thu Huyen, won the Best Film of the Year award within the framework of the Asian World Film Festival 2021). However, such cases are only among a few. A film of really good quality, bringing profound values, reflecting the objective reality of life but still successfully connecting the filmmaker's private feelings with the audience - that film will receive love from domestic and foreign audiences. That film is the ambition that filmmakers need to aim for, instead of dull, seasonal films, towards pure profit.

     How can Vietnamese movies improve?

     First of all, Vietnamese films need to reaffirm their credibility with Vietnamese audiences. Many viewers expressed their disappointment about the country's cinema in the Opinion section of VnExpress newspaper: "The drama is said to be shot in the outside" all right when talking about Vietnamese movies", "I have never watched a Vietnamese film properly. enjoy at all. Even though I'm angry because I don't understand why I act so bad, I still act", "I also rarely watch Vietnamese films, especially movies because good films are rare"... Commercial, superficial filmmaking style , lack of authenticity, dirty advertising tricks borrowed from actors' private life stories to warm up the film's reputation ... of a part of producers have made the audience depressed, afraid, turning away from Vietnamese cinema in general. Therefore, the most important thing is that Vietnamese cinema needs to release good works, rich in quantity, not only investing in eye-catching images, but the content must also be carefully researched and pondered, so that touch the hearts of the audience. Quality is the only answer to solve the difficult problem of attracting domestic audiences, and then Vietnamese cinema will have the future to attract international audiences.

     To find a foothold in the international market, Vietnamese cinema needs to find an identity "only Vietnam has". The developed cinemas in the world and especially in Asia have found such an identity. If Korean films exploit well the topic of socio-psychology, attracting the audience at the acting level of the actors, the film color is beautiful, the soundtrack is skin-tight; Chinese films specialize in "ruling" genres of ancient, swordplay, often producing eye-catching historical films in terms of form and depth of content; Japanese films have the strength to produce horror and sensational genres, famous for anime cartoons... These characteristics are how audiences distinguish films of this country from films of other countries, a springboard for a country to promote its image in the international arena. If Vietnamese filmmakers can learn from your country to find a unique identity for Vietnamese cinema and then focus on exploiting, developing, and refining that identity, we will be able to retain international audiences and affirm the role of Vietnamese cinematographers. his role in the world film village.

     Focusing on exploiting one strength is the right thing to do, but that does not mean leaving other fertile lands open. Vietnamese films have traditionally only been clustered in a few familiar, old, difficult topics to make a breakthrough such as romance, thriller, comedy, etc. When the Vietnamese film market is saturated and no human actors have appeared, the Vietnamese film market has been saturated. Breaking new elements, the success of Korean films such as Kingdom (the zombie apocalypse), Hellbound (the apocalyptic theme), Silent Sea (the theme of space exploration)... ringing in the ears of the filmmakers. Vietnamese films ring the bell to remind that there are thousands of new and unexplored topics.

     Parallel to the journey of diversifying film content is the journey of improving filmmaking techniques. Vietnamese films rarely use special effects and have not caught up with the world's technological trends. The awkward "digitization" makes the film context limited, the content of the film is also because of that, it does not exploit many new topics. Investing money and effort in post-production and effects is to create space for filmmakers to develop.

     Receiving input, analyzing audience feedback is also a good way for filmmakers to learn. However, at present, Vietnam has not built a positive, reputable and widely popularized space for film criticism. The world's major critic sites like IMDb and Rotten Tomatoes either don't have information about Vietnamese movies, or yes, but the information is written in English, so it becomes difficult to access for the majority of the audience. Vietnam. Researching audience feedback plays an important role in helping filmmakers learn from and prepare for the next project, and conversely, refer to expert comments to help audiences gain insight into the film. movies, thereby enhancing the level of enjoyment. Only when the audience is difficult, the critics are difficult, Vietnamese films are produced in a methodical, serious way, invested with brains, away from easy, memorable and easy-to-forget content.

     Developing the cinema is a long story that cannot be rushed overnight. On that journey, ambition for fame is not enough; Filmmakers and audiences need to have the same passion for cinema, the desire to learn, and the desire to bring the country's cinema to the world.

     Final note

     “The Listener: Whisper” received the award in the category of Best Film at the New York International Film Festival 2021, “Rom” won the top prize at the 2019 Busan Film Festival, The Island of the Residents received the Best Film award. International ASEAN 2016... Vietnamese cinema can still go further, especially when the flow of foreign films into Vietnam is increasingly strong, giving audiences a variety of choices and motivating filmmakers. Vietnam must develop to compete successfully. In addition, the Law on Cinema (amended) expected to be passed at the National Assembly session in May 2022 is expected to introduce reasonable cinema development policies, balance the import and export of films, the issue of film bans, censorship mechanism... helps Vietnam's film industry to have ew opportunities for development and integration.

     Fans can truly look forward to a breakthrough future of Vietnamese films. Despite many limitations, the country's film industry still has a lot of potential and opportunities to make miracles.

Reference: 


______________

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)

[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     

 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

    Trần Hải Nam – 0921539187


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI