NHỮNG HẬU QUẢ NẶNG NỀ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NGA - UKRAINE [THE GREAT TRAGEDIES OF THE RUSSIA-UKRAINE CRISIS]

    Chiến tranh Nga - Ukraine đang là chủ đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm của người dân khắp nơi trên toàn thế giới. Các bạn đã biết những gì về cuộc khủng hoảng này? Các bạn có tò mò về những hậu quả tàn khốc mà cuộc chiến này đem lại hay không? Hãy cùng ICJC tìm hiểu rõ hơn qua bài đăng ngày hôm nay nhé!

    Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột vũ trang này. Xét theo diện tích, Ukraine là quốc gia lớn thứ hai châu Âu, có đến 44 triệu dân và nằm trên vị trí chiến lược của Nga. Nước này đặt mục tiêu gia nhập NATO và EU - điều Nga kiên quyết phản đối bởi từ lâu Nga và NATO đã luôn có những căng thẳng, bất đồng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết xu hướng NATO mở rộng phạm vi về phía đông châu  u phạm vào “lằn ranh đỏ” của ông. Lãnh đạo Nga cũng nhiều lần khẳng định một trong những điều kiện tháo ngòi nổ căng thẳng với Ukraine là phương Tây phải đảm bảo chắc chắn Kiev không bao giờ gia nhập liên minh. Nga cũng cần Ukraine trở thành đất nước trung lập, không triển khai vũ khí tấn công (Reuters hôm 24/2 dẫn lời Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov). Cuộc tấn công sẽ “vô hiệu hóa” tiềm lực quân sự của Kiev và thanh trừng tất cả thành phần “phát xít” tại Ukraine, Điện Kremlin cho biết trong cuộc họp báo. Tổng thống Putin lưu ý rằng, các hành động khiêu khích của lực lượng Ukraine là nguyên nhân leo thang căng thẳng dẫn đến chiến tranh. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng chú ý đến việc các quốc gia NATO đang bơm vũ khí hiện đại và đạn dược cho Ukraine, điều đang thúc đẩy Kiev hướng tới một giải pháp quân sự cho cái gọi là vấn đề Donbass. 

     Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang ngày thứ 14 (09/03/2022), với những diễn biến mới rất phức tạp. Vào lúc 09 giờ sáng ngày 09/03/2022, thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga đã công bố thông tin quan trọng: “Trong quá trình chiến dịch quân sự đặc biệt, các quân nhân Nga đã thu được những tài liệu mật của Bộ chỉ huy Vệ binh Quốc gia Ukraine”. Những tài liệu này xác nhận rằng chính quyền Kiev đang bí mật chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công ở Donbass vào tháng 3 năm 2022. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố mật lệnh ngày 22/01/2022 của Trung tướng Mykola Balan, Tư lệnh Vệ binh Quốc gia Ukraine. Phía Nga cho rằng quân đội Ukraine đã có kế hoạch từ lâu về việc tấn công vùng Donbass và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đã ngăn chặn điều này. 

     Trong khi đó, hãng thông tấn quốc gia Ukraine (Ukrinform) dẫn dòng trạng thái của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trên mạng xã hội Twitter phủ nhận cáo buộc của Nga về việc Ukraine lên kế hoạch tấn công Donbass hoặc phá hoại vùng biên giới với Nga. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nguồn điện đến nhà máy hạt nhân Chernobyl đã bị đứt, kêu gọi phía Nga ngừng bắn tạm thời càng sớm càng tốt để sửa chữa đường dây. "Các máy phát diesel có thể cấp điện cho nhà máy trong vòng 48 giờ. Sau thời điểm đó, hệ thống làm mát tại cơ sở lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ ngừng hoạt động, gây nguy cơ rò rỉ phóng xạ", ông nói. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước đó thông báo không còn nhận được dữ liệu từ hệ thống giám sát an toàn hạt nhân tại nhà máy Chernobyl.

    Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi thiết lập một vùng cấm bay ở phía trên nước này nhằm chống lại Nga. Song, cho tới nay, Mỹ và các nước đồng minh NATO vẫn từ chối đáp ứng yêu cầu này. Mặc dù một số nước bày tỏ sẵn sàng thảo luận về vùng cấm bay, nhưng họ cũng nêu rõ việc không coi đây là một giải pháp khả thi bởi Ukraine hiện không phải là thành viên của NATO. Liên minh không muốn can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine - Nga, nhưng khẳng định sẽ bảo vệ lãnh thổ của các nước thành viên và đồng minh trước bất kỳ mối đe dọa nào từ Moscow. NATO cũng cam kết sẽ chuyển giao vũ khí cũng như viện trợ tài chính và nhân đạo cho Kiev.

      Vậy sau tất cả diễn biến trên, điều mà chúng ta quan tâm nhất là thiệt hại thì sẽ to lớn biết nhường nào … Tính đến hôm ngày 6/3, quân đội Ukraine báo cáo rằng “hơn 11.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng” từ khi chiến dịch bắt đầu vào ngày 24.2. Tổng cộng 285 xe tăng, 109 khẩu pháo, 44 máy bay và 48 trực thăng của Nga bị phá hủy. Phía Nga chưa bình luận gì về con số thương vong mà Ukraine đưa ra, nhưng hôm 2/3 lần đầu tiên thông báo có 498 binh sĩ Nga thiệt mạng và gần 1.600 binh sĩ bị thương. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã phá hủy 2.203 mục tiêu quân sự của Ukraine như tên lửa phòng không, máy bay, xe tăng, xe thiết giáp, radar... Sáng 6.3, Nga dùng vũ khí tầm xa chính xác cao và vô hiệu hóa căn cứ không quân của Ukraine gần thành phố Starokostiantyniv ở phía tây Kyiv, đồng thời phá hủy một hệ thống tên lửa S-300. Nga còn cho hay đã kiểm soát một căn cứ quân sự gần thành phố Kherson và lực lượng Ukraine đã bỏ lại rất nhiều xe tăng, tên lửa, đạn dược, theo Sputnik. Lực lượng Nga cũng thiết lập quyền kiểm soát tại nhiều khu định cư, trong khi phe ly khai ở Donetsk và Luhansk tiếp tục chiến dịch và kiểm soát thêm các khu định cư mới. Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận nhiều cuộc tấn công đã xảy ra tại các trung tâm chăm sóc y tế tại Ukraine làm nhiều người thiệt mạng và bị thương, nhưng không nêu rõ cuộc tấn công từ bên nào. 

     Theo dữ liệu được Liên hợp quốc công bố ngày 2/3, số người sơ tán để tránh xung đột tại Ukraine hiện là hơn 835.000 người. Cụ thể, theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), số người sơ tán qua các đường biên giới của Ukraine là 835.928 người, tăng so với mức 677.000 được công bố trước đó 1 ngày. Theo tổ chức này, hơn 50% số người sơ tán kể trên di chuyển về hướng Tây để sang Ba Lan, tiếp đó là các nước gồm Hungary, Slovakia, Moldova, Nga, Romania và Belarus cùng với một số nước Liên minh châu  u (EU). Ngoài ra, có khoảng 96.000 người sơ tán từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DRP) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LRP) tự xưng ở miền Đông Ukraine sang Nga. Một triệu người dân Ukraine rơi vào cảnh mất nhà cửa, những người sơ tán phải trải qua hành trình dài trong thời tiết lạnh giá. Nhiều người cho biết họ đã kiệt sức, cơ thể đau nhức vì đi bộ quãng đường dài. Ở cửa khẩu Medyka, người sơ tán thường ngồi co cụm thành nhóm bên những đống lửa khi chờ được đón đến các trung tâm tiếp nhận. Dòng người mới vẫn tiếp tục đổ về các điểm giao cắt biên giới ở Trung Âu trong bối cảnh căng thẳng chiến sự ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

     Để hỗ trợ khẩn cấp cho những người sơ tán tránh xung đột, Liên hợp quốc đã kêu gọi 1,7 tỷ USD và nhiều vật dụng đến tiếp tế. Trên khắp Trung Âu, giới chức lập lên các trung tâm tiếp nhận bằng lều trại, nơi mọi người có thể nhận được viện trợ y tế và xử lý giấy tờ tị nạn. Hàng nghìn tình nguyện viên cũng đã đến biên giới để quyên góp thực phẩm, chăn đệm và quần áo cho người tị nạn. Các nhóm viện trợ mô tả đây là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất lịch sử hiện đại. Liên minh châu  u (EU) hôm 3/3 cho hay họ sẽ đảm bảo điều kiện sống, tạo công ăn việc làm cho những người di tản Ukraine trong tối đa ba năm. Dù vậy, nhiều người vẫn không khỏi lo lắng khi mường tượng về tương lai chông gai phía trước khi họ phải làm lại cuộc sống ở một nơi xa lạ.

    Còn đối với người Nga, người dân hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đáng lo ngại. Đầu tiên, ngân hàng trung ương đang phải chật vật xử lý khi yêu cầu về tiền mặt tăng vọt gấp 58 lần. Các nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ chạy vốn và chậm tăng trưởng đối với Nga. Trong khi đó, nhiều nhân vật trong chính quyền Nga và người biểu tình đã lên tiếng phản hồi cuộc chiến ở Ukraine: "Cả đất nước như dừng lại". Không những vậy, đã có sự xuất hiện nhanh chóng của các tác động kinh tế như đồng Rúp thấp nhất từ ​​trước đến nay. Một USD tương đương gần 84 rúp, trong khi cách đây vài tuần, con số này là 74, điều này làm cho giá nhập khẩu tăng vọt. Ngoài ra, hãng hàng không lớn thứ hai của Nga đã dừng tất cả các chuyến bay đến châu  u, sau khi các quốc gia này áp dụng lệnh đóng cửa không xác định với Điện Kremlin. Theo ông Nadorshin, nhiều nhà sản xuất và các sản phẩm khác sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng nếu phương Tây xuất khẩu công nghệ sang Nga.

    Một trong những điều ảnh hưởng rõ nhất của khủng hoảng Nga - Ukraine đến thế giới là việc giá dầu tăng cao. Xung đột Nga - Ukraine những ngày gần đây đã đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Các yếu tố cơ bản quyết định đến giá xăng dầu tăng và đứng ở mức cao, kéo dài trong thời gian tới là do kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phục hồi mạnh mẽ, khiến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao; thiếu hụt đầu tư thượng nguồn trong khai thác cũng như nguồn cung dầu thô ít, trữ lượng thấp, sản lượng toàn cầu gần đạt mức tối đa khiến nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời tổng cầu. Đặc biệt, Mỹ có thể áp dụng lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực lọc dầu của Nga, làm dấy lên lo ngại rằng xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga có thể sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo. Khi đó giá dầu dự báo giữ đà tăng mạnh lên mức 125 USD/thùng trong năm 2022 và 150 USD/thùng trong năm 2023. 

    Nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podolyak cũng cho biết trong vòng đàm phán thứ ba với Nga, hai bên đã đạt được một vài tiến triển nhỏ về hoạt động hậu cần sơ tán dân thường, song không có thỏa thuận nào có thể cải thiện đáng kể tình hình chung. Ông Mykhailo Podolyak thông báo hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về lệnh ngừng bắn. 

     Các bạn thân mến, chúng ta, ai cũng đều mong muốn chiến tranh không xảy ra bởi cái giá phải trả của nó là vô cùng to lớn. Hi vọng Nga và Ukraine sẽ đàm phán đi tới quyết định hòa bình để để những người dân vô tội không phải hi sinh hay chịu thiệt thòi thêm nữa. 

     Trên đây là toàn bộ những sơ lược cũng như thiệt hại, khó khăn của các nước tham chiến cũng như cả thế giới của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Các bạn nghĩ sao về cuộc chiến chưa đi đến hồi kết này? Hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn nhé? Đừng quên like page ICJC để được cập nhật những tin tức nóng hổi nhất! Xin cảm ơn và chúc các bạn có một buổi tối vui vẻ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. ^^ 

Nguồn tham khảo: 

Cánh cò: 

Tổng thống Putin lên tiếng sau một ngày quân đội ‘oanh tạc’ Ukraine

Báo mới: 

Tổng thống Nga điện đàm với Tổng thống Pháp về tình hình Ukraine

Báo 24h: 

Chiến sự Nga - Ukraine: Diễn biến ngày thứ 10

Báo Việt Nam net: 

Ukraine tố Nga phá hoại di tích văn hóa, EU kêu gọi Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn

Báo Thanh niên: 

Chiến sự dai dẳng gây thiệt hại nặng nề tại Ukraine

Báo Vietnamplus: 

Liên hợp quốc: Hơn 835.000 người sơ tán tránh xung đột tại Ukraine

VnExpress: 

https://vnexpress.net/nguoi-di-tan-ukraine-lo-lang-ve-tuong-lai-bat-dinh-4434809.html?fbclid=IwAR1NQQCDwhw4q_8nPGsvgvUy9RXCCL1TF8pRVXk_Y-dZTYkawJELC9vBz68        

Người di tản Ukraine co ro trong giá rét

Người Kiev ăn ngủ dưới ga tàu điện ngầm sâu 100 m

Báo VNReview: 

Người Nga đối mặt hậu quả từ chiến sự ở Ukraine

Báo VOV: 

Người Việt di tản từ Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn ở các điểm cơ sở tiếp nhận

Báo Viettimes: 

TS Nguyễn Bích Lâm: Giá xăng dầu leo thang, áp lực lạm phát và vĩ mô rất lớn

---------------------------------
     First of all, the cause of this armed conflict must be mentioned. In terms of area, Ukraine is the second largest country in Europe, with 44 million people, and is located in a strategic location of Russia. This country aims to join NATO and the EU - which Russia firmly opposes because Russia and NATO have always had tensions and disagreements. Russian President Vladimir Putin said NATO's tendency to expand its reach to eastern Europe violates his "red lines". The Russian leader also repeatedly affirmed that one of the conditions to defuse tensions with Ukraine is that the West must ensure that Kiev never joins the alliance. Russia also needs Ukraine to become a neutral country that does not deploy offensive weapons (Reuters on February 24, citing Kremlin spokesman Dmitry Peskov). The strike will "neutralize" Kiev's military potential and purge all "fascists" in Ukraine, the Kremlin said at a press conference. President Putin noted that provocations by Ukrainian forces were the cause of escalation leading to war. In addition, the Russian leader also paid attention to the fact that NATO countries are pumping modern weapons and ammunition to Ukraine, which is pushing Kiev towards a military solution to the so-called Donbass problem.

     Russia's special military operation in Ukraine has entered its 14th day (March 9, 2022), with new and complicated developments. At 9:00 am on March 9, 2022, Major General Igor Konashenkov, spokesman for the Russian Defense Ministry announced important information: “During the special military operation, Russian servicemen have obtained secret documents of the National Guard Command of Ukraine". These documents confirm that the Kiev government is secretly preparing for an offensive operation in the Donbass in March 2022. Specifically, the Russian Defense Ministry released a secret order dated January 22, 2022 from China. General Mykola Balan, Commander of the National Guard of Ukraine. The Russian side believes that the Ukrainian military has long planned to attack the Donbass region and that Russia's special military operation has prevented this.

     Meanwhile, Ukraine's national news agency (Ukrinform) quoted Ukrainian Foreign Minister Dmytro Kuleba's status on Twitter, denying Russia's accusations that Ukraine planned to attack Donbass or sabotage the border with Ukraine. Russia. Ukraine's Foreign Minister Dmytro Kuleba said power to the Chernobyl nuclear plant had been cut off, calling on the Russian side to temporarily cease-fire as soon as possible to repair the line. "Diesel generators can power the plant for 48 hours. After that point, the cooling system at the spent fuel storage facility will shut down, posing a risk of radioactive leaks.", he said. The International Atomic Energy Agency (IAEA) previously announced that it was no longer receiving data from the nuclear safety monitoring system at the Chernobyl plant.

     In the context of the Russia-Ukraine war, Ukrainian President Volodymyr Zelensky called for the establishment of a no-fly zone over the country to counter Russia. However, so far, the US and its NATO allies have refused to meet this request. Although some countries have expressed their willingness to discuss a no-fly zone, they have also made it clear that they do not see this as a possible solution because Ukraine is not currently a member of NATO. The alliance does not want to be directly involved in the Ukraine-Russia conflict, but insists it will defend the territories of its member states and allies against any threat from Moscow. NATO also pledged to deliver weapons as well as financial and humanitarian aid to Kiev.

     So after all the above developments, what we are most concerned about is how great the damage will be ... As of March 6, the Ukrainian military reported that "more than 11,000 Russian servicemen have died" since the campaign started on February 24. A total of 285 Russian tanks, 109 artillery pieces, 44 aircraft and 48 helicopters were destroyed. The Russian side has not commented on the casualties reported by Ukraine, but on March 2 announced for the first time that 498 Russian soldiers were killed and nearly 1,600 soldiers were wounded. Meanwhile, the Russian Defense Ministry announced that it had destroyed 2,203 Ukrainian military targets such as anti-aircraft missiles, aircraft, tanks, armored vehicles, radars, etc. On the morning of March 6, Russia used its main long-range weapons. destroyed and neutralized a Ukrainian airbase near the city of Starokostiantyniv in western Kyiv, and destroyed an S-300 missile system. Russia also said that it controlled a military base near the city of Kherson and Ukrainian forces left behind a lot of tanks, missiles and ammunition, according to Sputnik. Russian forces also established control over several settlements, while separatists in Donetsk and Luhansk continued their campaign and took control of new settlements. The World Health Organization confirmed multiple attacks on medical care centers in Ukraine that killed and injured many people but did not specify which side the attack was from.

     According to data released by the United Nations on March 2, the number of people evacuated to avoid conflict in Ukraine is now more than 835,000 people. Specifically, according to the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), the number of people evacuating across Ukraine's borders was 835,928, up from 677,000 announced a day earlier. According to the organization, more than 50% of the above evacuees moved west to Poland, followed by countries including Hungary, Slovakia, Moldova, Russia, Romania and Belarus, along with some European Union countries. (EU). In addition, about 96,000 people were evacuated from the self-proclaimed Donetsk People's Republic (DRP) and the self-proclaimed Luhansk People's Republic (LRP) in eastern Ukraine to Russia. One million Ukrainians were left homeless, and evacuees had to make long journeys in cold weather. Many people said they were exhausted, their bodies ached from walking long distances. At the Medyka border crossing, evacuees often sit huddled in groups by bonfires as they wait to be picked up at reception centres. The flow of new people continues to flock to border crossings in Central Europe in the context of war tensions in Ukraine showing no signs of abating.

     To provide emergency support to evacuees to avoid conflict, the United Nations has called for $1.7 billion and many supplies to come. Across Central Europe, officials set up tent reception centers where people can receive medical aid and process refugee documents. Thousands of volunteers have also come to the border to donate food, blankets and clothing for the refugees. Aid groups describe it as one of the biggest humanitarian crises in modern history. The European Union (EU) said on March 3 that it would ensure living conditions and create jobs for Ukrainian evacuees for up to three years. Even so, many people still can't help but worry when imagining the thorny future ahead when they have to redo their lives in a foreign place.

     As for the Russians, the people are currently facing a worrying socio-economic crisis. First, the central bank is struggling to cope with a 58-fold increase in cash requirements. Economists warn of the risk of capital flight and growth slowdown for Russia. Meanwhile, many figures in the Russian government and protesters have responded to the war in Ukraine: "The whole country has stopped". Not only that, there was a rapid onset of economic effects such as the ruble's lowest ever. One dollar is equivalent to nearly 84 rubles, while a few weeks ago it was 74, which caused import prices to skyrocket. In addition, Russia's second largest airline has stopped all flights to Europe, after these countries imposed an unspecified shutdown order with the Kremlin. According to Mr. Nadorshin, many manufacturers and other products will be in serious trouble if the West exports technology to Russia.
     One of the most obvious effects of the Russia-Ukraine crisis on the world is the high oil price. The conflict between Russia and Ukraine in recent days has pushed the price of Brent oil above the threshold of 100 USD/barrel. The basic factors that determine the increase in petrol prices and stay at high levels in the near future are due to the continued strong recovery of the world economy, leading to high production and consumption demand; The lack of upstream investment in exploitation as well as the low supply of crude oil, low reserves, and near-maximum global output make supply unable to meet aggregate demand in time. In particular, the United States could impose new sanctions on Russia's oil refining sector, raising concerns that Russian oil and gas exports could be the next target of sanctions. At that time, oil prices are expected to keep increasing strongly to $125/barrel in 2022 and $150/barrel in 2023.

     Ukrainian negotiator Mykhailo Podolyak also said that in the third round of talks with Russia, the two sides had made some small progress on the logistics of evacuating civilians, but no agreement could significantly improve. general situation. Mr. Mykhailo Podolyak announced that the two sides will continue to negotiate on a ceasefire.

      Dear friends, we all want war not to happen because its cost is enormous. Hopefully Russia and Ukraine will negotiate to come to a peaceful decision so that innocent people do not have to sacrifice or suffer further.

Reference: 
Cánh cò: 

Báo mới: 

Báo 24h: 

Báo Việt Nam net: 

Báo Thanh niên: 

Báo Vietnamplus: 

VnExpress: 

Báo VNReview:

Báo VOV: 

Báo Viettimes: 

---------------------------------
Xem chi tiết hơn tại:
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418 
 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946 
                        Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI