QUẤY RỐI TÌNH DỤC ONLINE - KHI SỰ DŨNG CẢM BỊ TẨY CHAY [ONLINE SEXUAL HARASSMENT]

      Hiện nay, vấn nạn quấy rối tình dục không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt khi sự phát triển của mạng xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thức mới: quấy rối tình dục trực tuyến và đáng buồn thay, nạn nhân chủ yếu lại là nữ giới. Vấn nạn này khiến nhiều người hoang mang, ám ảnh mà tránh xa các nền tảng mạng xã hội, trong đó có Facebook, Instagram và Twitter, với 60% người được khảo sát chia sẻ mình từng là đối tượng bị quấy rối.

    Quấy rối tình dục qua mạng được định nghĩa là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào (dù công khai hay riêng tư). Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục. Cụ thể hơn, kẻ lạm dụng chủ yếu thông qua mạng xã hội sẽ tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo và thậm chí là sẽ ép buộc tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu dưới mọi hình thức.

     Tổ chức Plan International đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em gái đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 14.000 thiếu nữ và phụ nữ trẻ độ tuổi từ 15-25 tuổi tại 22 quốc gia, trong đó có Brazil, Ấn Độ, Nigeria, Tây Ban Nha, Thái Lan, Mỹ. Kết quả khảo sát cho thấy cứ 5 thiếu nữ và phụ nữ trẻ thì có 1 người từ bỏ hoặc ngừng sử dụng một nền tảng truyền thông xã hội sau khi bị quấy rối, trong đó một số người cho biết bị quấy rối từ khi mới 8 tuổi. Theo khảo sát, các vụ tấn công phổ biến nhất là trên Facebook với 39% thiếu nữ được hỏi cho biết đã bị quấy rối, tiếp đến là Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) và TikTok (6%). Gần 50% thiếu nữ cho biết họ bị đe dọa bạo lực thể chất hoặc tình dục. Khảo sát cũng cho thấy phần mục báo cáo trên các nền tảng mạng xã hội không hiệu quả trong việc ngăn chặn hành vi lạm dụng, bao gồm các tin nhắn quấy rối, ảnh khiêu dâm và khủng bố qua mạng.

     Hầu hết những nạn nhân chịu ảnh hưởng của sự quấy rối tình dục trực tuyến đa phần là nữ giới và họ phải chịu tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần. Chính sự quá giới hạn của những kẻ đồi bại ấy đã khiến cho các nạn nhân phải lên tiếng tố cáo trên các trang MXH. Trước hết phải kể đến vụ quấy rối tình dục đang “hot” những ngày qua đó là một bạn nữ tên K.A để lên tiếng tố cáo N.H.A - một con “nhà người ta” điển hình, anh là cựu học sinh và sinh viên của trường danh tiếng. Mới đây, anh còn được vinh danh là người trẻ nhất trong danh sách Forbes Under 30. Cụ thể, bạn nữ đã tố cáo N.H.A thường xuyên nhắn tin với những lời nói đồi bại như “Em cởi được không?”, “Vậy có thể Seduce (quyến rũ) được không?”,... Khi câu chuyện đã đi quá giới hạn và biết rằng N.H.A đã từng làm chuyện này với nhiều người khác đã thôi thúc K.A thu thập dữ liệu và tố cáo N.H.A.

     Ngoài ra còn vô vàn các trường hợp bị quấy rối tình dục trực tuyến khác chẳng hạn như câu chuyện của nạn nhân Ngọc (SN 1997, Hà Nội) cô luôn nhận được những icon, lời chào đến từ một tài khoản ảo tên Tuan. Tuy nhiên, Ngọc không hồi đáp lại bởi cho rằng đây là người lạ, chưa gặp ngoài đời bao giờ. Mặc dù cô nhắn lại hỏi “Ai thế? Người đâu mà vô duyên, quen biết gì gọi miết” nhưng hắn không trả lời và tiếp tục gọi. Cuối cùng, Ngọc quyết định ấn nghe để xem rốt cuộc người này là ai cũng như muốn chấm dứt sự đeo bám dai dẳng. Ngay khi màn hình hiện lên, Ngọc giật mình và ném điện thoại ra xa. Trên điện thoại cô lúc này là hành động “thủ d*m” của tài khoản tên Tuan. Những người bạn cùng phòng của Ngọc đã nhanh chóng quay lại sự việc và nói với kẻ biến thái rằng sẽ đem clip đến trình báo Công an. 

     Tưởng chừng những câu chuyện do các nạn nhân đưa ra ánh sáng sẽ nhận được sự động viên cũng như lên án những hành vi đáng trách kia. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận người dân lại đứng về phía kẻ quấy rối. Cụ thể là câu chuyện bạn nữ tố chàng trai N.H.A - Forbes Under 30 quấy rối tình dục xuất hiện trên “Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp”, những phản ánh trái chiều bắt đầu xảy ra. Mọi người công kích rằng nói K.A không thẳng thắn mà lại lập lờ nước đôi. Thậm chí hiệu phó trường cũ của cả 2 người đã lên thông báo rằng mặc dù H.A sai nhưng đó là việc của cựu học sinh, trường không thể làm gì được. Khi liên hệ với báo chí, K.A cũng chỉ nhận được sự từ chối khéo léo rằng: “Nếu có nhiều bên khác đăng thì mới dám đăng”. Có vẻ với người lớn, đây là vấn đề trẻ con nên họ chẳng để tâm. Song, với những nạn nhân như K.A, bị chửi rủa, đe dọa khiến cô nghĩ đến cả việc tự kết liễu cuộc đời mình. Nỗi lo bị người khác chỉ trích vì họ nghĩ “Chắc con bé đó phải như nào thì mới bị như vậy” dẫn đến những nạn nhân dũng cảm như K.A càng ngày càng thu mình lại, không dám nói ra sự thật vì sợ bị tẩy chay. Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được những phản ứng khác nhau đối với những hành vi đồi bại. Nguyên nhân dẫn đến sự phản ứng trên có lẽ là do góc nhìn riêng của mỗi cá nhân, từng đối tượng sẽ những suy nghĩ, đánh giá sự việc khác nhau. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những hành vi đồi bại trên cũng đáng bị trừng phạt, lên án để bảo vệ những nạn nhân đã chịu ảnh hưởng. 

     Theo một chuyên gia tâm lý tại TPHCM, ngoài các hành vi quấy rối thông thường, việc quấy rối tình dục online ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, cuộc sống người lao động. Quấy rối tình dục online không gây hậu quả trực tiếp về mặt thân thể nhưng gây ức chế, tổn thương về tâm lý đối với nạn nhân như trầm cảm, xấu hổ, đánh giá thấp bản thân... Và hậu quả càng nặng nề hơn khi họ khó lên tiếng để bảo vệ mình vì có khi còn bị xem là làm quá, ít nhận được sự hỗ trợ. 

     Điều khó khăn để phòng chống quấy rối tình dục hiện nay là nhiều người không nắm được thế nào là quấy rối tình dục. Có người đang thực hiện hành vi quấy rối người khác nhưng không hề hay biết, vẫn cho là hành động bông đùa. Và nhiều người cũng không hề biết mình đang là nạn nhân... 

     Gần đây, quấy rối tình dục qua các phương tiện điện tử đã được quan tâm và đưa vào luật. Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 đã nhấn mạnh quấy rối tình dục còn bao gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục; Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

    Dưới góc nhìn của ICJC, chúng mình cho rằng cần xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi quấy rối gây ảnh hưởng tới người khác dù bất cứ có địa vị hay danh tiếng thế nào. Đặc biệt bản thân mỗi chúng ta luôn có sự cảnh giác cũng như có cách ứng xử phù hợp đối với các hành vi quấy rối tình dục trực tuyến. Còn bạn nghĩ sao về trường hợp trên? Hãy chia sẻ những cảm nhận của mình về câu chuyện trên cùng ICJC nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Dkapvietnam:

Quấy rối tình dục qua mạng: Những đứa trẻ bị đánh mất tuổi thơ

2. Báo Quốc tế:

 
3. Vietcetera:

---------------------------------

   Currently, the problem of sexual harassment is no stranger to us, especially when the development of social networks is one of the causes of a new form of assault: online sexual harassment, and unfortunately, the victims are mostly women. This problem makes many people confused, obsessive, and stay away from social networking platforms, including Facebook, Instagram, and Twitter, with 60% of people surveyed sharing that they have been the object of harassment. Cybersexual harassment is defined as sexual behavior that has a negative impact on a victim on any digital platform (whether public or private). This is recognized as a form of sexual violence. More specifically, abusers mainly through social networks will approach, seduce, manipulate and even force them to engage in sex-related acts such as rape, rape, sexual intercourse. in any form. Plan International, which fights for the rights of girls, has conducted a survey of 14,000 girls and young women aged 15-25 years old in 22 countries, including Brazil, India, and Nigeria. , Spain, Thailand, USA. Survey results show that 1 in 5 girls and young women give up or stop using a social media platform after being harassed, with some reporting being harassed since childhood. 8 years old. According to the survey, the most common attacks are on Facebook with 39% of teenage girls reporting being harassed, followed by Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) and TikTok (6%). Nearly 50% of girls said they were threatened with physical or sexual violence. The survey also found that reporting on social media platforms was not effective at preventing abuse, including harassing messages, pornography and cyber terrorism. Most of the victims of online sexual harassment are women, and they suffer deeply emotionally. It is the limit of those deprived people that has caused the victims to denounce on social media sites. First of all, the sexual harassment case that is "hot" in recent days is a female friend named K.A denounced N.H.A - a typical "family" child, he is a former student and student of the university. famous school. Recently, he was also honored as the youngest person on the Forbes Under 30 list. Specifically, the female friend accused N.H.A of regularly texting with depraved words such as "Can you take it off?", "So yes? Can you Seduce?",... When the story went too far and knowing that NHA had done this with many other people, prompted K.A to collect data and denounce N.H.A. There are also countless other cases of online sexual harassment such as the story of victim Ngoc (SN 1997, Hanoi) she always receives icons and greetings from a virtual account named Tuan. However, Ngoc did not respond because she thought this was a stranger, never met in real life. Although she texted back asking “Who is that?” he didn't answer and continued to call. Finally, Ngoc decided to press listen to see who this person is and want to end the persistent clinging. As soon as the screen appeared, Ngoc was startled and threw the phone away. On her phone now is the "masturbation video" from an account named Tuan. Ngoc's roommates quickly recorded the incident and told the pervert that they would bring the clip to report to the police. It was thought that the stories brought to light by the victims would receive encouragement and those reprehensible acts would receive condemnation. However, there is still a part of people who sided with the harasser. Specifically, the story of a female friend accusing the N.H.A - Forbes Under 30 boy of sexual harassment appeared on the "Vietnamese Student Association in France", conflicting reflections began to occur. People attack that saying K.A is not straightforward but ambivalent. Even the vice principal of their alma mater announced that although H.A was wrong, it was the former student's job, and the school couldn't do anything about it. When contacting the press, K.A only received a deft refusal that: "If there are many other parties to publish, then I will dare to publish". It seems to adults, this is a child's problem so they don't care. However, for victims like K.A, being cursed and threatened makes her think about taking her own life. From the above story, we can see different reactions to corrupt behaviors. The reason for the above reaction is probably due to each individual's own perspective, each object will think and evaluate things differently. But no matter what, the above depraved acts deserve to be punished and condemned to protect the affected victims.


Reference: 

 1. Dkapvietnam:



3. Vietcetera:

---------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: https://icjchotnews.blogspot.com/

[F]: https://www.facebook.com/icjc2021/

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418

Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                       Trần Hải Nam – 0921539187












Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI