ĐẰNG SAU ÁNH HÀO QUANG CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ VIỆT NAM [BEHIND THE GLORY OF VIETNAM WOMEN'S FOOTBALL TEAM]

           Ngày 06/02/2022 vừa qua, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã thắng Đài Loan 2-1 ở trận play-off để lần đầu tiên trong lịch sử xuất sắc tạo nên kỳ tích giành vé tham dự Vòng chung kết World Cup 2023. Những người hâm mộ bóng đá nói chung và bóng đá nữ Việt Nam nói riêng chắc hẳn cũng nhìn thấy được nhiệt huyết cống hiến của các cô gái áo đỏ quyết tâm làm rạng danh nước nhà. Những hình ảnh quả cảm vì màu cờ sắc áo đó chắc chắn khiến bất cứ ai cũng phải ít nhất một lần nghẹn lòng, xúc động và cảm phục các cô gái.

      Tuy nhiên, sau ánh hào quang ấy, ít người để ý đến những thứ mà các cô gái nhỏ bé của chúng ta nhận được suốt bao năm qua. Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã từng thừa nhận đang có sự chênh lệch lớn giữa bóng đá nam và nữ. Vì thế, ông cùng các quan chức cấp cao của FIFA cố gắng nâng tầm giải World Cup nữ. Bóng đá Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng này. Dù có thành tích chung tốt hơn các đội tuyển nam (với thành tích 6 lần vô địch SEA Games, 2 lần vô địch Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á và thành tích tốt nhất là lọt vào bán kết Asian Games 2014…) nhưng những khoản tiền thưởng cho đội nữ luôn thấp hơn. Một ví dụ cụ thể là việc ĐT nữ Việt Nam chỉ được thưởng 1 tỷ đồng cho vị trí á quân tại AFF Cup 2016, chỉ bằng 1/3 tiền thưởng của U23 Việt Nam cho chiếc huy chương Đồng ở SEA Games 1 năm trước đó. Đằng sau tiền thưởng tất nhiên là câu chuyện về tính thương mại, đây cũng là lý do chính dẫn tới sự chênh lệch tiền thưởng cực kỳ lớn giữa bóng đá nam và nữ như vừa nhắc đến. Khi hiện tại, sức hút của bóng đá nam rõ ràng lớn hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp nữ.

     Chúng ta có thể thấy, định kiến "trọng nam khinh nữ", sự thiên vị, bất công trong đầu tư và đào tạo vẫn đâu đó tồn tại trong nền bóng đá nước nhà. Từ kiến thiết cơ sở hạ tầng và khai phá tiềm năng từ bóng đá học đường hay đường phố, đầu tư tập huấn nước ngoài, tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp trong và ngoài nước để cầu thủ cọ xát và học hỏi... tất cả vẫn là một sự chênh lệch giữa nam và nữ. Trong khi các nam cầu thủ nhận số tiền thưởng lên tới mấy chục, mấy trăm tỷ đồng; sự tung hô của dư luận, các nhà tài trợ..., thì các cô gái vàng Việt Nam, dù mang về biết bao thành tích vinh quang cho đất nước dân tộc, nhưng toàn đội và ban huấn luyện cùng lắm cũng chỉ nhận được vài tỷ đồng tiền thưởng trên danh nghĩa. 

     Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hay đào tạo, sự cổ động của công chúng đối với nam cầu thủ và nữ cầu thủ cũng có những khác biệt nhất định. Tính đến năm 2019, Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia đã 6 lần liên tiếp giành được Huy chương vàng. Tuy nhiên, thay vì tán dương, thay vì “đi bão”, thay vì “rơi lệ vì tự hào”, những cổ động viên cuồng nhiệt của bóng đá nam lại tỏ ra thờ ơ, thậm chí dành những lời nói vô cảm dành cho những cô gái ấy, có vị khán giả bình luận rằng: “Ôi chuyện thắng là bình thường mà, năm nào chả thắng!” khi nghe thông tin đội tuyển nữ của chúng ta chiến thắng. Trên khán đài, mỗi trận đấu đội bóng nam ra sân người hâm mộ chen chút mua lại vé với giá tiền đội lên gấp 2-3 lần. Còn khi những cô vàng ra sân, chỉ có rất ít người trên khán đài. “Bọn em không cần tiền, không cần báo chí tung hô mà chỉ cần khi đi thi đấu có thật nhiều khán giả cổ vũ”.

     Không những vậy, huấn luyện viên Mai Đức Chung từng trăn trở về bóng đá nữ Việt Nam luôn phải chịu thiệt thòi, chế độ cho các em còn thấp, không thể đảm bảo được điều kiện sống tốt. Dù chế độ của ngành thể thao và VFF dành cho đội nam, nữ như nhau, nhưng việc các nhà tài trợ không mặn mà khiến cho các học trò của ông Chung vì thế mà vất vả nhiều. Lấy câu chuyện khó khăn của bóng đá nữ Thái Nguyên (2019), bóng đá nữ Sơn La (2020) là một ví dụ điển hình. Nhiều cầu thủ bỏ đi làm công nhân vì thu nhập thấp, không đủ đáp ứng cuộc sống, phải nhận làm thêm nhiều công việc khác ngoài bóng đá. Các đội bóng nữ có thời điểm đứng trước nguy cơ giải thể. Chỉ đến khi có nhà tài trợ, đội mới duy trì hoạt động trở lại. Câu chuyện ám ảnh từng được ông Chung chia sẻ sau chức vô địch SEA Games 2017 của đội tuyển nữ Việt Nam khiến nhiều người giật mình: “Thu nhập của các cầu thủ bóng đá nữ chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng". Chính sự khó khăn này đặt ra một câu hỏi lớn là “Liệu thế hệ tiếp theo sẽ có bao nhiêu người phụ nữ dám đánh đổi cuộc sống để theo đuổi ước mơ bóng đá?”. 

     Có thể thấy một khi thu nhập được cải thiện, với tinh thần vốn có, các tuyển thủ nữ chắc chắn sẽ còn thăng hoa hơn nữa khi họ có thể gạt nỗi lo cơm áo gạo tiền sang một bên, toàn tâm toàn ý cho bóng đá. Từ tấm vé World Cup lịch sử này, hi vọng rằng, câu chuyện về những cô gái bán rau, bán bánh mì để có tiền theo nghiệp sân cỏ hay một nhà vô địch SEA Games nhưng không có đủ 100 triệu để phẫu thuật cho mẹ sẽ dần trở thành quá khứ.

     Chúng ta muốn cái tên Việt Nam được tung hô trên đấu trường quốc tế, muốn thể thao Việt Nam được cả thế giới công nhận. Chúng ta muốn thấy đội tuyển nữ trên sân bóng đá, như là một sự bình đẳng giới. Vậy chúng ta hãy cùng dõi theo và ủng hộ họ như ta đã làm với bóng đá nam. Hãy để đội tuyển bóng đá nữ mãi là niềm tự hào của Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Một lần nữa, ICJC mong muốn gửi lời cảm ơn sự nỗ lực thầm lặng của những cô gái suốt chặng đường khó khăn vừa qua, cảm ơn vì đã mang màu áo đỏ tiến gần hơn đến đỉnh vinh quang. Hãy cùng ICJC lan tỏa những điều thật đáng tự hào của những cô gái trẻ ấy nhé! Và chúng mình là ICJC, chúc mọi người có một ngày mới vui vẻ, tạm biệt và hẹn gặp lại. 

Tham khảo: 

Báo VN Express: 

Việt Nam lần đầu dự World Cup nữ

Bất công với bóng đá nữ

Đầu tư cố chấp bóng đá Việt

afamily.vn: 

Tấm vé vàng World Cup của tuyển nữ Việt Nam: Cú hích mang "cơ hội đổi đời" đến với những bóng hồng trót đem lòng yêu trái bóng?

Báo Lao động: 

Giành vé đến World Cup, bóng đá nữ Việt Nam có thoát nghèo?

----------------------------------

     On February 6, 2022, the Vietnamese women's football team defeated Taiwan 2-1 in the play-off match to,  for the first time in its history, win tickets to the World Cup Finals 2023. Football fans in general and Vietnamese women's football, in particular, must have seen the enthusiasm and dedication of the girls in red, determined to glorify the country. The brave images because of the colors of the flag and shirt definitely make anyone felt, touched and admired.

     However, after that glory, few people pay attention to what our little girls have received over the years. FIFA President Gianni Infantino once admitted there is a big disparity between men's and women's football. Therefore, he and high-ranking FIFA officials tried to raise the level of the Women's World Cup. Vietnamese football is not an exception to this situation. Although they have a better overall record than the men's teams (with a record of 6 SEA Games champions, 2 times of the Southeast Asian Women's Football Championship and the best achievement is reaching the semifinals of the 2014 Asian Games...) but the bonuses for the women's team are always lower. A specific example is that the Vietnamese women's team was only awarded 1 billion VND for the runner-up position at the 2016 AFF Cup, only 1/3 of the prize money of U23 Vietnam for the bronze medal at the SEA Games 1 year ago. . Behind the bonus is, of course, the story of commerciality, this is also the main reason for the huge difference in prize money between men's and women's football as just mentioned. At present, the attraction of men's football is clearly much greater than that of their female counterparts.

     We can see, the prejudice "respecting men and despised women", bias, injustice in investment and training still exists somewhere in the Vietnamese football industry. From building infrastructure and exploring potential from school or street football, investing in foreign training, organizing professional tournaments at home and abroad for players to rub and learn... All is still a disparity between men and women. While the male players receive bonuses up to several dozen, several hundred billion dongs; With the acclaim of public opinion, sponsors..., the golden girls of Vietnam, despite bringing many glorious achievements to the nation, the whole team and the coaching staff can only receive get a few billion VND in nominal bonus.

     Not only investment or training, the public's support for male and female players also has certain differences. As of 2019, the National Women's Soccer Team has won the Gold Medal 6 times in a row. However, instead of praising, instead of "going to the storm", instead of "tears of pride", the passionate fans of men's football were indifferent, even giving emotionless words to the fans. For those girls, an audience member commented: "Wow, it's normal to win, every year!" when we heard the news that our women's team won. In the stands, every match the men's team plays, the fans jostle to buy back tickets with the team price up 2-3 times. And when the golden girls came to the field, there were only a few people in the stands. "We don't need money, we don't need to be applauded by the press, we just need to have a lot of spectators cheering for us when we go to the competition."

     Not only that, coach Mai Duc Chung once worried about Vietnamese women's football, always having to suffer disadvantages: lack good welfare and unable to be ensured good living conditions. Although the treatment from the sports industry and VFF for men's and women's teams is the same, the lack of interest from sponsors makes Chung's students struggle. Taking the challenging story of Thai Nguyen women's football (2019), Son La women's football (2020) as a typical example. Many players left to work as workers because of low income, not enough to meet their living standards, and having to take on other jobs besides football. Women's football teams were in danger of disbanding at some point. Only when there is a sponsor, the team will maintain its activities again. The haunting story shared by Mr. Chung after the 2017 SEA Games championship of the Vietnamese women's team startled many people: "The income of female football players is only about 2 million VND/month". This difficulty raises a big question: "How many women will the next generation dare to trade their lives to pursue football dreams?".

     It can be seen that once the income is improved, with the intrisic spirit, the female players will surely flourish even more when they can put the worry of food and money aside, wholeheartedly for the ball. stone. From this historic World Cup ticket, hopefully, the story of girls selling vegetables, selling bread to earn money for a career in the field, or a SEA Games champion who doesn't have enough 100 million to operate on her mother. will gradually become a thing of the past.

     We want the name of Vietnam to be celebrated in the international arena, and we want Vietnamese sports to be recognized by the whole world. We want to see the women's team on the football field, as a symbol of gender equality. So let's watch and support them as we did with men's football. Let the women's football team forever be the pride of Vietnam in the international arena. Once again, ICJC would like to thank the silent efforts of the girls during the difficult journey, thank you for bringing the red shirt closer to the top of glory. Let's spread the proud things of these young girls with ICJC! And we are ICJC, wish everyone a happy new day, goodbye, and see you again.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: icjchotnews.blogspot.com

[F]: https://www.facebook.com/icjc2021

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     

  Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                         Trần Hải Nam – 0921539187


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI