SỰ THẬT VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI LAO ĐỘNG BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH BIỂU TÌNH CẦU CỨU [THE TRUTH ABOUT THE PROTEST AT TUE TINH HOSPITAL]

      Những ngày vừa qua, hình ảnh hàng trăm công nhân viên chức, người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh tập trung trước cổng học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam căng băng rôn biểu tình với lý do không được trả lương trong vòng tám tháng vừa qua đã gây xôn xao dư luận. Trong thời điểm dịp Tết đang đến gần cùng với việc bị khất lương trong một thời gian dài khiến nhiều người không thể chịu đựng thêm nữa nên việc đòi hỏi các khoản lương bổng xứng đáng với công sức bỏ ra là điều dễ hiểu với toàn thể người dân nói chung và các nhân viên y tế tại bệnh viện Y Tuệ Tĩnh nói riêng.

      Ra đời và phát triển bởi đội ngũ giảng viên, y bác sĩ có chuyên môn và trình độ cao trong ngành, bệnh viện Tuệ Tĩnh được xem là một trong những cơ sở khám chữa bệnh và đào tạo đội ngũ bác sĩ, y sĩ có uy tín, chất lượng. Bệnh viện cũng đã khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong công tác quản lý và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trong đó châm cứu được coi là thế mạnh của bệnh viện nhờ sự kết hợp hài hòa giữa Đông Y và Tây Y đã tạo nên những hiệu quả bất ngờ.

      Là một đơn vị thực hành của Học viện, nguồn thu chi tại bệnh viện không lớn. Thậm chí đầu năm 2019, cán bộ, viên chức còn bị cắt giảm nguồn thu nhập tăng thêm. Thế nhưng, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 về việc thực hiện thí điểm tự chủ đối với 4 bệnh viện “hạng đặc biệt” là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, thì Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một bệnh viện hạng II thời điểm đó, lại bất ngờ xin tự chủ. Tự chủ tài chính từng được xem là chính sách “cởi trói” cho bệnh viện Tuệ Tĩnh thoát khỏi cảnh trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, đồng thời chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do nóng vội trong quyết sách cùng cách làm không hiệu quả nên chỉ sau 3 năm tự chủ, tại bệnh viện đã xảy ra tình trạng nợ lương của cán bộ công nhân viên, người lao động. Cụ thể hơn 160 nhân viên y tế phản ánh họ bị nợ 50% lương từ tháng 5/2021 đến nay.

      Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên trước hết phải kể đến là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến bệnh viện không có bệnh nhân. Theo Học viện, đợt dịch thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và kết quả hoạt động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Chính phủ và Bộ Y tế đã huy động nguồn lực của các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực y, dược tham gia chiến dịch chống dịch tại các tỉnh thành có dịch, đồng thời đặt công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu đối với mỗi cơ sở y tế. Trong điều kiện đó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu.

      Tiếp theo phải kể đến là sau khi tự chủ, giá trị các gói thầu mua sắm trang thiết bị của Bệnh viện Tuệ Tĩnh là 16 – 18 tỷ đồng/năm và xảy ra tình trạng lãng phí, không sử dụng hết công năng máy móc. Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị y tế năm 2020 của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đơn vị này được trang bị tổng cộng 21 thiết bị y tế các loại với tổng giá trị 5 gói thầu là 16.875.000.000 đồng. Trong đó, các trang thiết bị như hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính trị giá 7.850.000.000 đồng, nồi hấp tiệt trùng trị giá 340.000.000 đồng, máy tán sỏi laser trị giá 3.350.000.000 hay máy siêu âm điều trị 3 chiếc 450.000.000 đồng… hầu như không được sử dụng hoặc sử dụng rất ít do không có bệnh nhân. Đến năm 2021, dù tình hình tài chính vô cùng khó khăn, phải nợ lương cán bộ, nhân viên trong nhiều tháng, trong bối cảnh nhiều thiết bị y tế tiền tỷ xếp xó, Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế với tổng số tiền là 18.233.000.000 đồng.

      Để làm rõ hơn về điều này, chị Lê Thanh Bình - kế toán viên của bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết từ khi tự chủ tài chính đời sống của cán bộ, nhân viên y tế không những không có thêm khởi sắc mà ngày càng bi đát bởi bị cắt hết tiền lương tăng thêm, chỉ còn vỏn vẹn lương cứng theo hệ số. Công tác tại bệnh viện 13 năm, mức lương chị Bình nhận được từ tháng 6/2019 đến tháng 4/2021 chỉ 4,8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 5/2021 sau khi bị cắt giảm, số tiền nhận về sau khi trừ tiền bảo hiểm chỉ còn 2,3 triệu đồng/tháng. Chồng gần như không có việc làm trong mùa dịch, mọi chi phí sinh hoạt, học tập của 3 con nhỏ đều phụ thuộc vào thu nhập của chị Bình, nhưng nhiều tháng nay, vợ chồng chị phải chật vật xoay sở, nhờ đến sự hỗ trợ từ 2 bên gia đình nội ngoại.

      Trước tình hình này Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam đã có thông tin về hướng giải quyết gấp tiền lương và các khoản phúc lợi dịp Tết cho nhân viên y tế. Đồng thời Học viện này đề nghị Bộ Y tế xem xét bố trí gấp nguồn kinh phí để tạm ứng trước cho bệnh viện số tiền 10,2 tỷ đồng để có kinh phí chi trả khoản tiền lương, phụ cấp còn nợ từ tháng 5/2021 cho cán bộ viên chức và người lao động. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

     Có thể thấy vấn đề nợ lương cán bộ ở đơn vị y tế là sự việc chưa từng có trong tiền lệ, nhưng đáng buồn thay nó lại đang xảy ra ở một bệnh viện danh giá cả nước. Dưới góc nhìn của ICJC, chúng mình nghĩ rằng đây thực sự một trong những góc khuất của ngành Y. Hi vọng rằng mọi việc sẽ được xử lý ổn thỏa và không còn những sự việc đáng tiếc như vậy xảy ra nữa. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy bày tỏ ý kiến cho chúng mình cùng được biết nhé! Chúc các bạn một buổi tối tốt lành và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

Khám gì ở đâu

BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH

Báo Lao động thủ đô 

Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

Báo vietnamnet

Vì sao Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương nhân viên y tế?

Vụ nhân viên y tế bị ‘bỏ đói’: Bệnh viện Tuệ Tĩnh ‘xin’ Bộ Y tế tạm ứng 10,2 tỷ đồng

Báo VOV

Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh kêu cứu vì bị nợ lương, có tháng không đồng nào

Báo Thanh niên

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải quyết nợ lương nhân viên y tế

----------------------------------

In recent days, hundreds of employees and workers of Tue Tinh Hospital have gathered in front of the academy of Traditional Medicine and Pharmacy and protested for not being paid in the past eight months. As Tet approaches without any paycheck, many people can't take it anymore so demanding for a proper salary is understandable in general but especially for medical staff who have worked at Tue Tinh hospital. 

     Built and developed by a team of lecturers, doctors with expertise and high level of expertise in the industry, Tue Tinh Hospital is considered as one of the medical examination and treatment establishments and training a team of reputable and quality doctors and nurses. The hospital has also affirmed its position as well as its role in the management and medical examination and treatment of patients. In which acupuncture is considered the strength of the hospital thanks to the harmonious combination of Oriental medicine and Western Medicine has created unexpected effects

     As a practice unit of the Academy, the revenue at the hospital is not large. Even at the beginning of 2019, many employees had their additional incomes cut. However, after the Government issued Resolution No. 33/NQ-CP on May 19, 2019 on the implementation of the autonomy pilot for 4 "special class" hospitals, Bach Mai Hospital, Viet Duc Hospital, K Hospital, Cho Ray Hospital then Tue Tinh Hospital, a Grade II hospital at the time, suddenly asked for autonomy. Financial autonomy was once seen as a policy to “untie” Tue Tinh hospital from expectations and dependence on the State budget, while actively improving the quality of medical examination and treatment. However, due to the inefficiency of running the hospital, after only 3 years of autonomy, the institution can not pay back their employers and employees. More than 160 health workers have said they are paid only 50% of their salaries since May 2021.

     The reason for this is first of all the impact of the COVID-19 epidemic, which leaves many hospitals patientless. According to the Academy, the fourth outbreak from the end of April 2021 to now has greatly affected the planning and results of the operation of Tue Tinh Hospital. The Government and the Ministry of Health have mobilized the resources of medical examination and treatment establishments and training establishments in the field of medicine and pharmacy to participate in the campaign against the epidemic in provinces and cities with epidemics and the prevention and control of epidemics is a top priority task for each health facility at the same time. In that condition, Tue Tinh Hospital must synchronously implement many solutions to prevent epidemics, must implement distancing, reduce the number of patients, limit the reception of non-emergency patients.

     Next, after autonomy, the value of equipment procurement packages of Tue Tinh Hospital is 16-18 billion VND per year, but they were not able to use up all the machinery capacity. According to the plan to select a contractor to supply medical equipment in 2020 of Tue Tinh Hospital, this unit is equipped with a total of 21 medical devices of all kinds with a total value of 5 bidding packages of 16,875,000,000 VND. In particular, equipment such as computer tomography system worth 7,850,000,000 VND, sterilized steamer worth 340,000,000 VND, laser gravel canopy machine worth 3,350,000,000 or ultrasound machine treating 3 units 450,000,000 VND... are hardly used or used very little due to the non-patient. By 2021, despite the extremely difficult financial situation, it has not paid its officials and employees for many months. Despite this, Tue Tinh Hospital still planned to purchase medical equipment with a total amount of 18,233,000,000 VND.

     To clarify this, Ms. Le Thanh Binh - accountant of Tue Tinh Hospital said that since the financial autonomy of the staff, health workers not only witness no improvement in their paychecks but also experience increased tragedy because of the cut of all additional wages. Working at the hospital for 13 years, Binh's salary from June 2019 to April 2021 was only 4.8 million VND per month. From May 2021, after being cut, the amount received after deducting insurance is only VND 2.3 million per month. Her husband has almost no job during the epidemic season, all the living and school expenses of 3 children depend on Binh's income, but for months now, she and her husband have struggled, even with the support of both sides of the family.

     In the face of this situation, the Vietnam Academy of Traditional Medicine and Pharmacy has urgently addressed Tet salaries and benefits for health workers. At the same time, the Academy asked the Ministry of Health to consider quickly allocating funds to advance the hospital using10.2 billion VND to pay the salary, allowances owed from May 2021 to officials and employees. In addition, the Ministry of Health has also asked the leaders of the Vietnam Academy of Traditional Medicine and Pharmacy, the leaders of Tue Tinh Hospital to immediately coordinate with relevant units of the Ministry to definitively resolve the salary debt, ensure the rights of cadres, officials and employees in accordance with law.

     It can be seen that the issue of debt to staff in the medical unit is unprecedented, but sadly it is happening even in prestigious hospitals in our country. From the ICJC's perspective, we think this is really one of the hidden corners of medicine. Hopefully everything will be handled well and that no more such unfortunate events will happen. What do you think about this issue? Please express your opinion to let us know! Have a good evening and see you in the next article.

References:

Khám gì ở đâu

BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH 

Báo Lao động thủ đô 

Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

Báo vietnamnet

Vì sao Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương nhân viên y tế? 

Vụ nhân viên y tế bị ‘bỏ đói’: Bệnh viện Tuệ Tĩnh ‘xin’ Bộ Y tế tạm ứng 10,2 tỷ đồng 

Báo VOV

Nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh kêu cứu vì bị nợ lương, có tháng không đồng nào

Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam

Nhiều bất thường trong quyết định tự chủ ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh 

Báo Thanh niên

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giải quyết nợ lương nhân viên y tế 

----------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: icjchotnews.blogspot.com

[F]: https://www.facebook.com/icjc2021

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     

  Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                          Trần Hải Nam – 0921539187



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI