MANG TIỀN VỀ CHO MẸ: HẠNH PHÚC VÌ THÀNH QUẢ HAY ÁP LỰC TỪ SỰ HIẾU THẢO [BRINGING MOM MONEY: HAPPY FOR THE RESULTS OR PRESSURE FROM FILIAL PIETY]

      Ca khúc mới nhất của rapper Đen Vâu, “Mang tiền về cho mẹ”, chỉ ra mắt chưa đầy hai tuần đã nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi của cộng đồng mạng. “Mang tiền về cho mẹ” không chỉ gây ấn tượng với cách thể hiện MV vừa hoài niệm, vừa mang không khí Tết cùng giọng hát du dương của ca sĩ Nguyên Thảo, mà ca từ của bài rap cũng được cư dân mạng quan tâm tranh luận. Một số khán giả nhận định ca khúc “chạm đến trái tim”, nói được tiếng lòng của người con thương yêu cha mẹ, đáng được đưa vào sách giáo khoa. Một bộ phận khán giả khác lại phê phán “mang tiền về cho mẹ” là lối suy nghĩ rập khuôn, thực dụng, tạo ra gánh nặng tình - tiền cho mối quan hệ của cha mẹ và con cái.

Những ý kiến phản đối

     Chất liệu hiện thực trong âm nhạc của Đen Vâu từ lâu đã có sức khơi gợi mạnh mẽ. Mộc mạc, gần gũi, tình cảm, bản hit mới của chàng rapper động chạm vào một vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của khán giả trong khoảng thời gian giáp Tết: tiền bạc, và câu chuyện gửi tiền về quê cho cha mẹ. Và thông điệp “mang tiền về cho mẹ” mà anh gửi gắm cũng đã gặp phải không ít ý kiến trái chiều.

     Đặt ca khúc vào hoàn cảnh dịch bệnh, một vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ cho rằng “Mang tiền về cho mẹ” cổ vũ lối sống vật chất, phi thực tế. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, người lao động Việt Nam vừa trải qua một năm làm việc vô cùng vất vả. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người, giảm gần 792 nghìn người so với năm trước. Số lao động có việc làm phi chính thức và chính thức giảm gần 1,1 triệu người. Hơn 1,4 triệu người thiếu việc làm trong năm 2021, tăng 371 nghìn người so với năm trước. Tình trạng thất nghiệp và cắt giảm lương thưởng khiến hành trình về quê thăm mẹ của những người con xa xứ trở nên buồn nản và thất vọng. Thông điệp của ca khúc dường như đã công thức hóa mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: “mang tiền về = không mang buồn phiền về”.

     Chưa dừng lại ở đó, nữ Tiktoker L.K cho rằng “mang tiền về cho mẹ” là không cần thiết: "Nếu như mẹ bạn ở quê, rất dân dã, không có nhiều kiến thức về tài chính hay khả năng đầu tư thì tốt nhất bạn không nên gửi tiền về nhà quá nhiều. Đồng ý nếu bố mẹ có tư duy đầu tư cũng như khả năng khiến cho số tiền đó sinh lời thì bạn hoàn toàn nên gửi về nhà. Mà thực ra nếu là như thế thì có khi bạn chẳng phải gửi về đâu bởi vì bố mẹ bạn giàu sẵn rồi". 

Phản hồi đồng tình

     Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - tác giả bản hit của Đen Vâu, người từng nhiều lần lên tiếng trước những bài hát có câu từ, ý tứ lệch lạc - cho rằng thông điệp “mang tiền về cho mẹ” không hề thực dụng. Anh khẳng định: “Tiền chính là sự yêu thương mà đứa con muốn dành cho cha mẹ. Mang tiền về chứ không phải là gửi tiền về. Chữ mang nghĩa là đi về nhà, cầm theo tiền về, và quan tâm, báo hiếu cha mẹ. Đó là tấm lòng đứa con… Thực tế của cuộc sống là tiền. Không người mẹ nào bắt ép con phải gửi tiền về liên tục, mặc kệ cuộc sống con thế nào. Trừ khi, đó là người mẹ vô trách nhiệm hoặc bài bạc. Nhưng có phải người mẹ nào cũng sẽ vui khi thấy con mình có việc làm, thành công, dư dả, có thể gửi tiền về cho mình, quan tâm mình không?”. 

     Đồng tiền gửi cha mẹ mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn ý nghĩa vật chất: Nó khẳng định lòng biết ơn và thấu hiểu của những thế hệ con cháu đối với sự hy sinh vô bờ bến của đấng sinh thành; Nó chứng minh sự trưởng thành của con cái và an ủi nỗi lo lắng của cha mẹ. Mang tiền về thực chất chính là mang tình về. Và hơn thế, tiền không thể mua được hạnh phúc, nhưng bù lại tiền có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Tiền báo hiếu cha mẹ, mua cho cha mẹ quần áo đẹp, thức ăn ngon, sửa sang nhà cửa cho cha mẹ… là đồng tiền có sức sống, khác hoàn toàn với tiền đầu tư như nữ tiktoker L.K nói. Thêm vào đó, trong bối cảnh đại dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp, tiền bạc lại càng trở thành phương tiện thay thế đắc lực khi người dân được vận động không về quê ăn Tết.

Nhà văn Hoàng Anh Tú: “Chỉ cần việc “mang tiền về cho mẹ” không phải thước đo cho sự báo hiếu thì việc này hoàn toàn phù hợp”.

     Một số khán giả bình luận: “Đây [“mang tiền về cho mẹ"] là kiểu khuôn mẫu "hiếu thảo" áp đặt từ thời Nho giáo Khổng Tử. Con cái không được lựa chọn sinh ra trên đời nên lòng hiếu thảo là sự tự nguyện sẽ có ý nghĩa hơn là cứ áp đặt vật chất mới là hiếu thảo.” Nhà văn Hoàng Anh Tú cũng tán đồng quan điểm đó: “Chỉ cần việc “mang tiền về cho mẹ” không phải thước đo cho sự báo hiếu thì việc này hoàn toàn phù hợp”. Bởi lẽ chữ “hiếu” nếu được đong đếm bằng những con số hàng tỉ, hàng triệu… là chữ “hiếu” thực dụng, huênh hoang, mang nặng tính sĩ diện. Chữ “hiếu” đẹp nhất là chữ “hiếu” viết bằng khả năng tự lập của các con, bằng sự tự hào của các con đối với cha mẹ, bằng niềm hạnh phúc khi các con nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên ngôi nhà lụp xụp. Hơn thế, món quà quý giá nhất mà con cái có thể dành tặng cha mẹ là thời gian. Việc dành thời gian quan tâm sức khỏe, hỏi han cuộc sống thường ngày của các cụ… quý hơn những đồng tiền lạnh băng chuyển về từ phương xa.

Tạm kết

     Đến thời điểm hiện tại, câu chuyện “mang tiền về cho mẹ” vẫn được đem ra làm chủ đề bàn cãi trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Với bà mẹ này thì hạnh phúc là con cái thành đạt, con cái hiếu thảo, với bà mẹ kia thì là tiền là quà, với bà mẹ khác thì là sức khỏe của con cháu, bởi mỗi bà mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc với những món quà khác nhau. Vì vậy, mọi người không nên áp đặt cho người khác món quà mang về cho mẹ của họ cũng phải giống như món quà mà mình mang về cho mẹ mình. Và ở đây, khi đặt trong bối cảnh của tác phẩm thì đó là mẹ của Đen Vâu, đó là cách Đen Vâu chở theo tình yêu thương của mình về với gia đình. 

     Các bạn thân mến, có thể thời điểm ra mắt ca khúc có phần tương đối nhạy cảm, đồng thời, mỗi người lại có những quan điểm, góc nhìn khác nhau và đều cần được tôn trọng, vậy nên góc nhìn của Đen Vâu hay nhạc sĩ Nguyễn Công Chung cũng đáng trân trọng và chúng ta đều không nên áp đặt quan điểm của bản thân vào một sản phẩm cá nhân khác. Và chúng mình là ICJC, chúc mọi người có một ngày làm việc thật nhiều niềm vui, cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo. 

Tham khảo: 

Báo Tuổi Trẻ:

'Mang tiền về cho mẹ' của Đen Vâu và câu trả lời về điều ước thật sự của mẹ

 Có gì mà phải tranh cãi việc ‘mang tiền về cho mẹ’ hay không?

Báo Tiền Phong:

Tranh luận chưa ngưng 'Mang tiền về cho mẹ'

Vietcetera:

Mang Tiền Về Cho Mẹ: Rap ngoan hay bất an?

VNexpress:

Mang tiền về

Báo Dân Trí:

Đầu tư sinh lời trước rồi "mang tiền về cho mẹ" sau

Mang tiền về cho mẹ: Hiểu thế nào cho đúng?

----------------------------------------------------

     The newest song of rapper Den Vau: "Bringing Mom money", released less than two weeks ago, has quickly become a hot topic of discussion in the online community. "Bringing Mom money" not only impresses with the way the MV is performed, both nostalgic and Tet atmosphere with the melodious voice of singer Nguyen Thao, but also the lyrics of the rap song are also of interest for netizens to discuss. Some viewers commented that the song "a touching song", speaks out the heart of a child who loves his parents, and deserves to be included in a textbook. Another part of the audience criticized "Bring Mom money" as a stereotyped, pragmatic way of thinking, creating a burden of love - money for the relationship of parents and children.

Opposing opinions:

     The realistic material in Den Vau's music has long had a strong evocative power. Rustic, intimate, emotional, the rapper's new hit touches on an issue that receives great attention from the audience during the time around Tet: money, and the story of sending money back home to parents. And the message of "bring Mom money" that he sent also met with many mixed opinions.

     Putting the song in the context of the epidemic, an Associate Professor, Doctor said that "Bring Mom money" promotes a materialistic and unrealistic lifestyle. According to a report by the General Statistics Office, Vietnamese workers have just spent a year of extremely hard work. The labor force aged 15 and over in 2021 will reach 50.5 million people, a decrease of nearly 792 thousand people compared to the previous year. The number of workers with informal and formal jobs decreased by nearly 1.1 million people. More than 1.4 million people are unemployed in 2021, an increase of 371 thousand people compared to the previous year. Unemployment and salary cuts make the journey back home to visit the mother of expatriate children boring and disappointing. The song's message seems to have formulated the relationship between parents and children: "bring home money = not bringing home sadness".

     Not stopping there, a Tiktoker L.K said that "bringing Mom money" is not necessary: "If your mother is in the countryside, very simple, without much financial knowledge or investment ability. You had better not send too much money home, I agree if your parents have an investment mindset and the ability to make that money profitable, you should definitely send it home, but you don't have to send it anymore because your parents are already rich."

Agree opinions:

     Musician Nguyen Van Chung - the composer of the hit song of Den Vau, who has spoken out many times because the song has misleading words and meanings - thinks that the message "bring money to your mother" is not practical. He affirmed: “Money is the love that a child wants to give his parents. Bring money home, not send money home. The word means to go home, bring money home, and care and pay filial piety to parents. It's a child's heart… The reality of life is money. No mother forces her child to send money back constantly, no matter what her life is like. Unless, it's the irresponsible mother or gambling. But will every mother be happy to see that her child has a job, is successful, has plenty of money, can send money to her, and takes care of her?"

     Money deposited with parents has more spiritual meaning than material meaning: It affirms the gratitude and understanding of descendants for the boundless sacrifice of the parent; It proves the maturity of children and comforts the worries of parents. Bringing money is actually bringing home love. And more than that, money can't buy happiness, but in return money can help improve quality of life. Money for paying filial piety to parents, buying them beautiful clothes, delicious food, repairing their parents' house... is a money with vitality, completely different from investment money like the tiktoker L.K said. In addition, in the context of the complicated developments of the COVID-19 pandemic, money has become an effective alternative when people are encouraged not to return to their hometown to celebrate Tet.

Writer Hoang Anh Tu: "As long as "bringing money home" is not a measure of filial piety, this is completely appropriate."

     Some viewers commented: "This ["bring Mom money"] is the kind of "filial" stereotype imposed since Confucianism. Children are not born in this world by choice, so filial piety is voluntary and will make more sense than just imposing material things is filial piety.” Writer Hoang Anh Tu also agrees with that point of view: "As long as "bringing Mom money" is not a measure of filial piety, this is completely appropriate." Because the word "filial" is measured. with numbers of billions, millions... is the word "filial" pragmatic, boastful, heavy with honor. Children's pride in their parents, with happiness when they remember their childhood memories in the shack.Moreover, the most precious gift that children can give their parents is time. Spending time taking care of the health, asking about the daily life of the elderly... is more precious than the cold money transferred from afar.

Ending

     Up to now, the story of "bring Mom money" is still a topic of discussion on many social networking platforms. For a mother, happiness is successful children, filial children, for the other mother, money is a gift, for another mother, it is the health of her children, because each mother will feel happy with her family and with different gifts. Therefore, people should not impose on others the gift that they bring to their mother the same as the gift that they bring back to their mother. And here, when placed in the context of the work, it is Den Vau's mother, that is how Den Vau carries his love back to his family.

     Dear friends, maybe the time of the song's release is a bit sensitive, and at the same time, each person has different views, perspectives and needs to be respected, so Den Vau's perspective is good, composer Nguyen Cong Chung is also worthy of respect and we should not impose our views on another individual product. And we are ICJC, wish everyone a very happy working day, thank you and see you in the next posts.

Reference to:

Báo Tuổi Trẻ:

'Mang tiền về cho mẹ' của Đen Vâu và câu trả lời về điều ước thật sự của mẹ

 Có gì mà phải tranh cãi việc ‘mang tiền về cho mẹ’ hay không?

Báo Tiền Phong:

Tranh luận chưa ngưng 'Mang tiền về cho mẹ'

Vietcetera:

Mang Tiền Về Cho Mẹ: Rap ngoan hay bất an?

VNexpress:

mang tiền về

Báo Dân Trí:

Đầu tư sinh lời trước rồi "mang tiền về cho mẹ" sau

Mang tiền về cho mẹ: Hiểu thế nào cho đúng?

----------------------------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)

[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418

Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

         Trần Hải Nam – 0921539187



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI