[BẠO HÀNH TRẺ EM - CÂU CHUYỆN CŨ, NỖI ĐAU MỚI] CHILD ABUSE

      Từ lâu, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được các quốc gia ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là khi xã hội phát triển như hiện nay thì trẻ em lại càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng, ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều trẻ em bị bạo hành trong chính căn nhà của mình. Thực trạng này đã làm dấy lên quan ngại về một vấn nạn đang vô cùng nhức nhối, đó là “bạo hành trẻ em”. Và nếu không nhận được sự quan tâm kịp thời thì chắc chắn một bộ phận tương lai của đất nước sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc. Chúng ta có thể lấy ví dụ điển hình là câu chuyện đáng thương về một bé gái 8 tuổi tử vong do bị “dì ghẻ” bạo hành. 

    Trước khi đến với câu chuyện về bé gái thương tâm trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu như thế nào thì được gọi là bạo hành trẻ em? Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016, bạo hành trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý nạn nhân. Trong đó, bạo lực là hành vi phổ biến nhất, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều môi trường sống, bao gồm cả những nơi văn minh như: trường học, quán ăn… hay thậm chí là trong chính ngôi nhà nơi các em sinh sống. 

      Trong những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em đã lên tới mức đáng báo động, gần nhất là câu chuyện về bé gái 8 tuổi N.T.V.A tử vong do bị bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang bạo hành vì chậm tiếp thu kiến thức. Bé được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở. Khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân sơ bộ tử vong do phù phổi cấp, cơ thể có nhiều tổn thương bầm tụ máu. Ngoài ra, bé A. bị gãy khung bên xương sườn 2, 3, 4 bên phải, tụ máu nhẹ tại ổ gãy; tụ máu dưới da trán đỉnh phải, não phù nhẹ. Tại cơ quan điều tra, Trang khai nhận, khoảng 14h ngày 22/12, do trong quá trình chỉ dạy, bé A. chậm tiếp thu, làm bài sai nên bị Trang lớn tiếng la mắng và dùng một cây gỗ tròn đường kính 2,2 cm, dài 90 cm đánh vào mông 5 - 6 cái và dùng chân đá vào mông cháu một cái. Đến khoảng 18h, Trang phát hiện A. bị nôn ói nên chạy đến đỡ bé dậy đưa vào bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên, bé A. đã không qua khỏi. Theo điều tra cho thấy, bé đã bị bạo hành từ lâu. Trên người em có nhiều vết thương chồng chất cả mới lẫn cũ. Đặc biệt, người bố của bé dù chứng kiến mọi chuyện nhưng thay vì bảo vệ con thì lại có hành vi bao che, giấu giếm cho hung thủ.

     Không ít người thắc mắc tại sao bạo hành trẻ em lại có thể xảy đến từ ngay chính những người thân cận của trẻ. Có lẽ vấn nạn này bắt nguồn từ quan niệm: “Thương cho roi cho vọt” của nhiều bậc phụ huynh. Vì trẻ em đang ở độ tuổi chưa có đủ kiến thức và lý trí để hiểu hết được đâu là đúng, đâu là sai; chúng đang sống theo bản năng thích vui chơi, thích được nuông chiều, muốn gì làm nấy… Và việc “cho roi cho vọt” là biện pháp hữu dụng giúp trẻ tiếp thu những kiến thức và những kỹ năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống cộng đồng. Đó cũng là nguồn cơn của câu chuyện về bé V.A. khiến nhiều người phải bất ngờ. Từ đây, câu hỏi được đặt ra là: Liệu rằng trong xã hội phát triển như ngày nay thì liệu đòn, roi có phải là giải pháp hữu hiệu để răn dạy trẻ hay đó chỉ là cái cớ để trẻ em trở thành nơi trút giận của người lớn? Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do ảnh hưởng của cha mẹ khi còn bé, do áp lực cuộc sống,... Song dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, bạo hành cũng là hành động vô lương tâm, suy đồi đạo đức, đi ngược lại luật pháp, lý lẽ thông thường.

     Vậy hậu quả của vấn nạn nhức nhối xã hội này nguy hiểm như thế nào? Đầu tiên với những đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành, ngoài những tổn thương mặt thể chất, những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành còn bị tổn thương cả về mặt tâm lý. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho biết, bạo hành trẻ em để lại nhiều hệ quả vô cùng tiêu cực, thể chất suy kiệt, trẻ chậm phát triển đồng thời tâm trí có vết thương hằn sâu nghiêm trọng, trẻ luôn trong tình trạng rụt rè nhút nhát. Trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử. Khi trẻ sống trong môi trường bị cha mẹ đánh đập, xúc phạm, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực và hình thành tư tưởng sai trái, dễ trở thành kẻ bạo lực, thậm chí tội phạm nguy hiểm của xã hội. Nặng hơn, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng và dẫn đến cái chết thương tâm.

     Để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng để lại cho những trẻ em bị bạo hành, Nhà nước đã ban bố nhiều mức xử phạt như: phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và phải có trách nhiệm bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những hình phạt này chưa đủ nghiêm khắc để răn đe những hành động vô nhân đạo kia. Trong trường hợp của bé V.A, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã khởi tố bổ sung bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang với tội danh giết người; đồng thời khởi tố người cha của bé gái về tội “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm”. Bên cạnh đó, các địa phương cần có một hệ thống được đào tạo bài bản bảo vệ mạnh mẽ hơn cho phụ nữ và trẻ em. Hơn nữa, cần có một hệ thống với lực lượng công an được đào tạo, với các thẩm phán và tòa án thân thiện với trẻ em, cần có thái độ không khoan nhượng đối với bạo lực của tất cả các nhà chức trách, trong tất cả các trường học, trên toàn cộng đồng.   

    Không chỉ chính quyền mà mỗi người dân chúng ta cũng phải là một lá chắn bảo vệ trẻ em khỏi nạn bạo hành. Xin hãy lên tiếng tố cáo thay vì im lặng, cầu nguyện khi chứng kiến những vụ việc bạo hành trẻ em xảy ra. Tổng đài 111 luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin và giúp đỡ trẻ em. Còn các bạn độc giả của ICJC có giải pháp hữu hiệu nào cho việc này không? Hãy chia sẻ ý kiến bên dưới cho chúng mình biết nhé! Chúc các bạn có một buổi tối tốt lành. 

Tham khảo: 

      Danluat: 

Thế nào là "bạo lực trẻ em" và quy định của pháp luật về hành vi này ?

      Báo Hoa Tiêu:

Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em?

      Vietnam.net:

Bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong, lời khai của người cha khi bị bắt giữ

      Luật Minh Khuê:  

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hình sự ?

      Luật Việt Nam: 

Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọt

 ----------------------------------

    For a long time, the protection, care and education of children has been the first priority in many countries, especially in the developing society like today, children receive more and more attention. However, there are more and more children being violated in their houses. This situation has raised concerns about an extremely painful problem, which is "child violence". And if there is no timely attention, a big number of children will be hardly affected. For example is the pitiful story of an 8-year-old girl who died from being abused by her "step-mother".

     Before coming to the story of the tragic girl, let's find out what is called child violence? According to the provisions of Clause 6, Article 4 of the Law on Children 2016, child violence is an act that causes physical, emotional, psychological harm to a child's honor and dignity in the form of violence or exploitation, sexual abuse, trafficking, abandonment, neglect of children and other forms of harm cause resentment, crisis of consciousness and psychophysiology of the victim. In which, violence is the most common behavior, occurring in many localities and living environments, including civilized places such as schools, restaurants… or even in the house where the children live.

     In recent years, children violence has reached an alarming level, most recently is the story of an 8-year-old girl N.T.V.A who died as a result of being violented by Mrs. Nguyen Vo Quynh Trang for being slow to acquire knowledge. The girl was taken to the hospital in a state of coma, cardiac arrest, and apnea. Autopsy showed that the primary cause of death was acute pulmonary edema, the body had many bruises and hematomas. In addition, A had a fracture on the right side of the 2, 3, and 4 ribs, a slight hematoma at the fracture site; Hematoma under the skin of the right apex, slightly edematous brain. At the investigation agency, Trang confessed, around 2pm on December 22, because in the process of teaching, A was slow to absorb and did wrong homework, so Trang yelled at her loudly and used a round wooden tree with a diameter of 2,2 cm, 90 cm long, hit her butt for 5-6 times and kicked A’s butt once with her foot. At about 6pm, Trang discovered that A was vomiting, so she ran to help her get up and take her to the emergency room, however, A did not survive. According to the investigation, the child has been abused for a long time. A’s body has many old and new wounds. In particular, the girl's father knew everything, but instead of protecting the child, he acted to cover and hide for the perpet

     Many people wonder why child violence can happen from the very close people to the child. Perhaps this problem stems from the concept: "Spare the rod and spoil the child" of many parents. Because children are at an age in which they don’t have enough knowledge and fully understand what is right and what is wrong; they are living instinctively, like to have fun, like to be pampered, do whatever they want... And "spare the rod" is a useful measure to help children acquire the necessary knowledge and skills to adapt to the new environment. That is also the source of the story about V.A. surprised many people. From here, the question is: In developed society, whether spanking is an effective solution to disciplining children or is it just an excuse for children to become a place to vent of adults? Besides, a number of other reasons that can be mentioned are the influence of parents when they were young, the pressure of life,... But regardless of the cause, violence is also an act of dishonesty, moral decadence, going against the law and common sense.

     So how dangerous are the consequences of this social problem? First, with children who are victims of violence, in addition to physical injuries, children who are regularly abused are also traumatized psychologically. According to Vietnamese researchers, child violence leaves many negative consequences, such as physical exhaustion, retarded children's development, and serious deep wounds in the mind, become timid shy. Children may suffer from depression, behavioral disorders. When children live in an environment that is beaten and insulted by their parents, they are more likely to have negative thoughts and wrong thoughts, easily becoming violent people, even dangerous criminals of society. More seriously, children can be life-threatening and lead to tragic death.

     In order to minimize the serious consequences left for violented children, the State has issued many levels of punishment such as: a fine of  5 to 10 million VND for acts of physical abuse, causing harm to children, children's health, punishable by non-custodial reform for up to 3 years or imprisonment from 3 months to 2 years, and must pay compensation to the parents or guardians of the children an amount to compensate for the loss physical and mental. However, many argue that these punishments are not severe enough to deter those inhuman acts. In the case of V.A., the Public Security Bureau of Binh Thanh District, Ho Chi Minh City additionally prosecuted defendant Nguyen Vo Quynh Trang for murder; at the same time prosecuted the girl's father for the crimes of "Torturing others" and "Concealing crimes". In addition, localities need to have a more well-trained system of protection for women and children. Furthermore, there needs to be a system with a trained police force, with child-friendly judges and courts, with a zero tolerance attitude towards violence by all authorities, in all schools, across the community.

     Not only the government, but each of us must also protect children from violence. Please raise your voice to denounce instead of silence, pray when witnessing cases of child abuse happening. Call center 111 is always ready to receive information and help children. Do readers of ICJC have any effective solutions for this? Please share your comments below to let us know! Wish everyone a good evening.

Reference to

      Danluat:

Thế nào là "bạo lực trẻ em" và quy định của pháp luật về hành vi này ?

      Báo Hoa Tiêu:

Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em?

      Vietnam.net:

Bé 8 tuổi bị bạo hành tử vong, lời khai của người cha khi bị bắt giữ

      Luật Minh Khuê:  

Hành vi bạo hành trẻ em sẽ xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hình sự ?

      Luật Việt Nam: 

Mức phạt cho người dạy dỗ trẻ em bằng roi vọtl

----------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: icjchotnews.blogspot.com

[F]: https://www.facebook.com/icjc2021

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     

  Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                          Trần Hải Nam – 0921539187


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI