TỪ VỤ TỐ CÁO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐẾN GIẤC MƠ HƯỞNG THỤ CÙNG “VĂN HÓA CHẠY VIỆC” [FROM DENOUNCING LECTURER OF FOREIGN TRADE UNIVERSITY TO THE DREAM OF “JOB-BUYING CULTURE”]

      “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, còn lại thì mặc kệ.” Tưởng chừng như một câu nói bâng quơ nhưng đó lại là bức tranh hiện thực của xã hội hiện nay. Ngày 13/12/2021, trên nền tảng mạng xã hội Facebook, một bài đăng với tựa đề “Bộ mặt thật của một kẻ được coi là giảng viên của ĐH Ngoại Thương” của một cô gái tự xưng là cựu sinh viên FTU đã gây xôn xao khắp các trang mạng. Người viết bài tố cáo rằng trong thời gian người này học thạc sĩ, vị giảng viên có hành vi quấy rối như động chạm cơ thể cô, nhắn tin với nội dung không phù hợp. Cũng theo bài đăng, thầy giáo từng gợi ý người này về làm giảng viên tại trường và đề nghị đưa một khoản tiền để thầy hỗ trợ. Tuy nhiên, sau khi đưa tiền, vị giảng viên lại không liên hệ lại với cô gái ấy. Khi được cô gái hỏi, vị giảng viên nói chính sách của trường đã thay đổi nên không thể tiếp tục giúp đỡ. Dù sự việc mới ở những bước đầu trong cuộc đấu tố nhưng cũng là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho “văn hóa chạy việc” vẫn luôn tồn tại như cái bóng tối tăm của xã hội.

      Không rõ “chạy việc” xuất phát từ khi nào, nhưng cụm từ này đã dần đi vào cuộc sống người Việt Nam nói chung và được tiếp nhận như một hiện thực của cuộc sống đầy khắc nghiệt. Hiểu một cách đơn giản, “chạy việc” là bỏ tiền mua lấy một công việc, một vị trí nào đó, thường là ở một cơ quan nhà nước vì tính chất ổn định và lâu dài mà nó mang lại. Bên bỏ tiền ra mua là bên đang cần việc làm, còn bên nhận tiền là bên có khả năng cung cấp việc làm đó. Mặc dù, đây được coi là một hành động mờ ám, lén lút, bên lề, bất hợp pháp nhưng chạy việc được xem là một bước đi có ý nghĩa quyết định đến vị trí công việc người đó hướng đến. 

      Văn hóa chạy việc là vấn đề khó khăn trong việc nắm bắt được chứng cứ, ai cũng biết đến sự tồn tại của vấn nạn này nhưng nó đang tồn tại ra sao thì không phải ai cũng lý giải được. Ví dụ: Một sinh viên vừa tốt nghiệp muốn vào làm tại một cơ quan nhà nước cũng cần một khoản tiền lớn, một giáo viên ở khu vực khó khăn muốn chuyển ra khu vực trung tâm huyện cũng cần chuẩn bị số tiền không nhỏ,... Những câu chuyện như vậy không phải hiếm và tất nhiên đều không thể công khai, từ đó chứng cứ về những vụ việc như vậy đều không dễ dàng mà có, bởi vậy chạy việc vẫn luôn tồn tại như một vấn đề vô cùng nhạy cảm. 

      Vậy tại sao lại xảy ra thực trạng này? Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Lộc, vấn nạn chạy việc xuất hiện tại nơi mà ở đó gần như không có nhu cầu sử dụng năng lực thật, bởi lẽ nếu người tuyển dụng thực sự muốn đặt mục tiêu tìm được ứng viên có trí tuệ, năng lực cũng như các yếu tố phù hợp nhất đối với vị trí cần tuyển thì vấn nạn chạy việc không thể xảy ra. Một khi đã xảy ra vấn nạn này thì đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng sẵn sàng gạt bỏ những ứng viên xuất sắc cho vị trí cần tuyển và đặt vào đó một ứng viên đã được thương lượng sẵn mà bỏ qua những yếu tố chỉ tiêu cần đạt. Như vậy, theo Tiến sĩ thì có hai yếu tố chính gây ra thực trạng chạy việc: Người sử dụng lao động không có nhu cầu phải tìm được người thật giỏi trong công việc; Người đi xin việc không có năng lực hoặc chưa hiểu rõ năng lực của bản thân. 

      Tuy nhiên, cũng có những đối tượng dù có học vị cao, kiến thức cũng như trí tuệ đạt yêu cầu, song vì những lý do khác nhau nên vẫn để bản thân rơi vào cái bẫy của nạn chạy việc. Điển hình là cô gái ở đầu bài viết, bước ra từ một ngôi trường danh giá như Đại học Ngoại thương, đang trong quá trình học lên Thạc sĩ. Có ba nguyên nhân cốt lõi giải thích cho điều này. Thứ nhất, do tâm lý bản thân cũng như gia đình còn quá nôn nóng khi mà thời điểm đó cô gái vừa mới ra trường, kinh nghiệm cũng như kỹ năng vẫn còn cần được rèn luyện và đào tạo nhiều hơn. Thứ hai, có lẽ bản thân cô gái trẻ vẫn còn khá mông lung trong việc định hướng các lựa chọn cho bản thân, xác định phương án bổ sung kinh nghiệm còn chưa rõ ràng. Cuối cùng, truy cứu lại trách nhiệm thì không thể phủ nhận một phần nguyên nhân đến từ lời mời gọi có phần gần gũi cũng như hào nhoáng của từ vị giảng viên kia.

      “Nhất thế, nhì thân, tam ngân, tứ chế.” hay “Một người làm quan, cả họ được nhờ.” không còn là những câu xa lạ đối với người dân Việt Nam, thể hiện một thực tế rằng văn hóa chạy nói chung đã xuất hiện từ rất lâu và thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người. “Chạy” ở đây không chỉ dùng trong vấn nạn mua việc mà đối với một bộ phận người dân, cuộc sống có nhu cầu gì họ đều “chạy”, chạy chức quyền, chạy bằng cấp, học vị, danh hiệu, dự án, chỗ làm,... Muốn thay đổi thực trạng này thì người lãnh đạo phải thực sự chí công vô tư, nhà nước phải có một cơ chế tuyển dụng hoàn chỉnh, minh bạch. Đã có nhiều biện pháp khác được đưa ra như nâng cao nhận thức, đạo đức cán bộ, thế nhưng lỗ hổng lớn nhất của những biện pháp ấy là thái độ cương quyết tuyên chiến của cả hai phía mua việc và nhà tuyển dụng. 

      Trở lại với câu chuyện của cô gái tự cho là cựu sinh viên FTU kia, sự thật nghiêng về phía đối tượng nào thì vẫn là một câu chuyện bỏ ngỏ, nhưng hiện thực về “văn hóa chạy việc” vẫn sẽ còn tồn tại đối với một bộ phận những ai đã và sắp ra trường giống như cô gái trẻ. Tương lai cho câu chuyện ấy như thế nào có lẽ vẫn là dấu hỏi lớn cần tìm lời giải. Chúng mình sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin tiếp theo nếu sự việc vụ đấu tố có những diễn biến mới. Và chúng mình là ICJC, chúc mọi người có một ngày thật vui vẻ, hẹn gặp lại các bạn ở những phần tiếp theo.

Tham khảo:

      Báo Tiền Phong:

Đại học Ngoại thương mời công an điều tra vụ giảng viên bị tố lừa tiền 

      Báo Thanh niên:

Chạy việc... Nguy hại đến cả đơn vị tuyển dụng 

      Tạp chí Kinh tế Sài Gòn:

“Văn hóa” chạy việc và cái bóng quá lớn của Nhà nước

      Báo Tuổi trẻ: 

Đồng lòng để xóa 'văn hóa chạy'

      Vietcetera:

Người tố giảng viên Đại học Ngoại thương lừa tiền có lựa chọn nào? 

----------------------------------

On December 13th, 2021, there was a post titled “The real face of a person who is considered a lecturer of Foreign Trade University (FTU)” on Facebook posted by a girl claiming to be a former student of FTU which stirred the entire Internet. The writer alleges that while this person was studying for a master's degree, the lecturer engaged in harassment such as touching her body, texting with inappropriate content. According to the post, the lecturer once suggested that she become a lecturer at the school with his help if she gave him money. However, after giving the money, the lecturer did not contact the girl again. When asked by the girl, the lecturer said that the school's policy had changed and couldn’t continue to help her anymore. Although the incident is only in the early stages of the accusation, it is also one of the clearest proofs of the "job-buying culture" that has always existed as a negative side of society. It is not clear where "job-buying culture" came from, but this phrase has gradually entered Vietnamese life in general and is accepted as a reality.To put it simply, "job-buying" is spending money to buy a job, a certain position, usually in a state agency because of its stability and long-term. The byer that spends money to buy is the one that requires a job, and the seller that receives the money is the one that can provide that job. Although this is considered a shady, stealthy, sideline, illegal action, buying a job is considered a decisive step to the job position that person is aiming for. “Job-buying culture” is a difficult problem in grasping the evidence, everyone knows the existence of this problem, but how it exists, not everyone can explain. For example, a graduated student who wants to work at a state agency also needs a large amount of money, a teacher in a difficult area who wants to move to the district center also needs to prepare a large amount of money and so on. These stories are not rare and of course cannot be released, from which evidence on such cases is not easily obtained, so buying a job still exists as a bad problem and very sensitive. So why does this happen? According to Dr. Pham Quoc Loc, the problem of buying a job appears in a place where there is almost no need for specialized skill. If the employer wants to set the goal of finding intelligent and qualified candidates, the problem of buying a job cannot happen. Once this problem has occurred, it means that the employer is ready to dismiss excellent candidates for the position and put in a pre-negotiated candidate that ignores the criteria needed to achieve. Thus, according to Dr. Pham Quoc Loc, two main factors are the main causes of this problem: Employers do not need to find people who are good at the job; the candidates are incompetent or do not understand their capabilities. However, there are also people who have high academic qualifications, satisfactory knowledge, and intelligence, but for different reasons still let themselves fall into the trap of buying a job. Typically, the girl at the top of the article, coming out of a prestigious school like Foreign Trade University, is in the process of studying for a Master's degree. There are three core reasons for this. Firstly, because the psychology of herself and her family was still too impatient when the girl had just graduated from school, her experience and skills still needed to be trained more. Secondly, perhaps the young girl is still quite confused in orienting her options, determining the option to supplement experience is still unclear. Finally, looking back at the responsibility, it is undeniable that part of the reason comes from the intimate and flashy invitation of the lecturer. "Buy" here can mean to buy a new life, buy power, buy degrees, certificates, titles, and projects,...To change this situation, leaders must be truly impartial, the state must have a complete and transparent recruitment mechanism. There have been many other measures taken such as raising awareness and ethics of officials, but the biggest flaw of these measures is the resolute attitude of both the candidates and the employers. Going back to the story of the girl who claims to be a former FTU student, the truth about which person is tilted is still the open story, but the reality of the "job-buying culture" will still exist, with a part of those who have and about to graduate like the young girl. The future for that story is probably still a big question that needs to be answered. We will continue to post updates if the lawsuit incident has any new developments. We are ICJC, wish everyone a very happy day, see you in our next stories.


----------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

[B]: https://icjchotnews.blogspot.com/

[F]: https://www.facebook.com/icjc2021/

[E]: icjclub2021@gmail.com

[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418  

 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946

                        Trần Hải Nam – 0921539187


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI