Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2021

[TIÊU CHUẨN NÀO CHO DANH XƯNG "HOA HẬU"?] WHAT IS THE STANDARD FOR THE TITLE “MISS BEAUTY

Hình ảnh
     Ngày 13/12 vừa qua, đêm chung kết của một trong những cuộc thi sắc đẹp lớn trên hành tinh là Miss Universe 2021 đã diễn ra với sự quan tâm đông đảo của khán giả trên thế giới. Năm nay, đại diện Việt Nam là Nguyễn Huỳnh Kim Duyên dừng chân đầy tiếc nuối tại Top 16 dù được các chuyên gia sắc đẹp đánh giá cao. Tuy vậy, cũng có nhiều khán giả cho rằng Kim Duyên không thể đạt thành tích cao hơn là điều dễ hiểu bởi từ đầu, cô đã khiến người hâm mộ lo lắng về khả năng ngoại ngữ của mình. Người đẹp Cần Thơ đã có phần trình bày tiếng Anh tiến bộ rõ rệt so với trước đây nhưng vẫn bị lép vế so với các đối thủ “nặng ký” khác.       Không chỉ Kim Duyên mà đàn chị Khánh Vân (Miss Universe Việt Nam 2020) cũng từng gây tranh cãi khi được lựa chọn tham gia dự thi vì hạn chế về khả năng ngoại ngữ. Cả hai đều vào vòng trong nhờ lượt bình chọn, cổ vũ từ khán giả. Từ đây, tiêu chí để công ty Unimedia (tổ chức Miss Universe Việt Nam) lựa chọn hoa hậu cử đi chinh chiến đấu trường quốc tế được cư dân mạn

TỪ VỤ TỐ CÁO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐẾN GIẤC MƠ HƯỞNG THỤ CÙNG “VĂN HÓA CHẠY VIỆC” [FROM DENOUNCING LECTURER OF FOREIGN TRADE UNIVERSITY TO THE DREAM OF “JOB-BUYING CULTURE”]

Hình ảnh
      “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, còn lại thì mặc kệ.” Tưởng chừng như một câu nói bâng quơ nhưng đó lại là bức tranh hiện thực của xã hội hiện nay. Ngày 13/12/2021, trên nền tảng mạng xã hội Facebook, một bài đăng với tựa đề “Bộ mặt thật của một kẻ được coi là giảng viên của ĐH Ngoại Thương” của một cô gái tự xưng là cựu sinh viên FTU đã gây xôn xao khắp các trang mạng. Người viết bài tố cáo rằng trong thời gian người này học thạc sĩ, vị giảng viên có hành vi quấy rối như động chạm cơ thể cô, nhắn tin với nội dung không phù hợp. Cũng theo bài đăng, thầy giáo từng gợi ý người này về làm giảng viên tại trường và đề nghị đưa một khoản tiền để thầy hỗ trợ. Tuy nhiên, sau khi đưa tiền, vị giảng viên lại không liên hệ lại với cô gái ấy. Khi được cô gái hỏi, vị giảng viên nói chính sách của trường đã thay đổi nên không thể tiếp tục giúp đỡ. Dù sự việc mới ở những bước đầu trong cuộc đấu tố nhưng cũng là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho “văn hóa chạy việc”

NGỪNG TIÊU THỤ THỊT CHÓ MÈO, QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI AN GÂY TRANH CÃI [TO PREVENT THE CONSUMPTION OF CAT AND DOG MEATS]

Hình ảnh
       Tại Việt Nam, việc ăn thịt chó mèo đã trở nên quen thuộc và có lẽ còn là sở thích của nhiều người. Mới đây, ngày 12/10, UBND TP. Hội An đã tổ chức lễ ký kết trực tuyến với Four Paws – tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu về cam kết không tiêu thụ thịt chó, mèo. Ngay sau thông tin trên, vào chiều 10/12, nhiều quán kinh doanh thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố đã treo bảng tạm nghỉ. Sự việc đã làm dấy lên cuộc tranh luận không hồi kết về việc nên hay không nên ăn thịt chó mèo.        Theo nhiều nguồn tin chính thống, sáng 10/12 vừa qua, UBND TP. Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ ký kết trực tuyến với tổ chức Four Paws (tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu) về cam kết loại bỏ việc sử dụng thịt chó và mèo. Việc ký thỏa thuận giữa TP. Hội An và tổ chức Four Paws nhằm cải thiện phúc lợi vật nuôi thông qua các chương trình tiêm chủng và loại trừ bệnh dại, giúp ngăn bệnh dịch bùng phát. Thỏa thuận có hiệu lực từ cuối năm nay và kéo dài trong 2 năm. Thực tế, buổi ký kết mới chỉ là biên bản ghi

ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI TỪ PHÁT NGÔN CỦA CHÀNG TRAI HUẾ

          Chúng ta đang được sống và phát triển trong môi trường bình đẳng giới đồng nghĩa với mọi suy nghĩ của con người về định kiến giới cũng dần được thông thoáng và cởi mở hơn. Thế nhưng nó không thể biến mất hoàn toàn và vẫn còn tồn tại ở một số người. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, chương trình “Hành lý tình yêu” tập 4 đã được phát sóng và điều gây sốt với khán giả đó là chàng trai có những tiêu chí lấy vợ như “Ly hôn nếu vợ không sinh con trai” hay “Trong lễ cúng, phái nam ngồi mâm trên và phái nữ ngồi mâm dưới”,... Chương trình sau khi phát sóng đã trở thành tâm điểm bàn tán cũng như thấy được định kiến giới đang áp đặt con người như thế nào.           Vậy điều gì dẫn đến việc xuất hiện tiêu chuẩn giới? Nó gây ra những hậu quả gì? Hãy cùng theo chân ICJC đi tìm hiểu về suy nghĩ của giới trẻ hiện nay về câu chuyện trên cũng như lý giải được chủ nghĩa quy chất giới cùng với những tiêu chuẩn kép đã áp đặt và gây ảnh hưởng đến con người như thế nào nhé.  Tham khảo:           Vi

[CÂU CHUYỆN XÃ HỘI HẬU GIÃN CÁCH]

“Cả nước đang chung chiến hào Tấn công dập dịch không nao núng lòng Nhiều biện pháp mới chống, phòng Diệt tan COVID sạch trong nước nhà.” (Trích bài thơ “Chống Covid đến cùng” của tác giả Trần Minh) Xin chào mọi người, hôm nay ICJC chúng mình sẽ mang đến một chủ đề đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây, đó là câu chuyện xã hội sau khi giãn cách. Như các bạn đã biết, chúng ta sống chung với đại dịch COVID này đã hơn 2 năm với nhiều cảm xúc lẫn lộn, vui khi chúng ta đang từng bước thành công trong công cuộc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, buồn khi chứng kiến dịch bệnh lây lan và cướp đi sinh mạng vô số người. Để ngăn chặn tình huống xấu hơn có thể xảy ra, chính phủ ta đã áp dụng chỉ thị 16 về giãn cách toàn xã hội ở một số địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bước đầu trong chiến dịch đó là đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, nhưng song song với đó vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối tồn đọng. Vậy những vấn đề hậu giãn cách đó là gì? Liệu nó có ảnh hưởng đến cuộc s