BIẾN ĐỘNG MÙA ĐẠI HỌC THỜI COVY: KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT LIỆU CÓ DỄ HƠN?

        Kì thi THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID vẫn còn phức tạp. Nhiều giải pháp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các ban ngành liên quan đã được đưa ra để khắc phục khó khăn còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bài toán khó cần phải giải quyết. Ví dụ điển hình cho một trong những bài toán ấy chính là câu chuyện các trường đại học chuyển sang hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn đến hệ quả là điểm chuẩn đại học bị lạm phát quá nhiều. Một số trường đại học như ĐH Kinh Tế Quốc Dân (NEU) hay ĐH Ngoại Thương (FTU) có điểm chuẩn luôn từ 26,9 điểm trở lên.

        Đã có nhiều suy đoán và lý do được đưa ra cho sự “lạm phát” này. Tuy nhiên, lý do đầu tiên và cũng là một trong hai lý do cơ bản, chính là việc tuyển sinh của các đại học đa phần đều theo hình thức xét tuyển. Về mặt lợi ích, cách làm này hoàn toàn có lý khi giúp các học sinh có được cơ hội vào trường mình mong muốn mà chỉ cần thi duy nhất 1 kỳ thi cho mục đích xét tốt nghiệp và vào đại học. Hay như xu thế chung hiện nay, nhiều học sinh đã cố gắng hơn qua những hành động học tập lâu dài, cụ thể: đạt điểm học tập trung bình chung các môn thật cao; đi luyện các chứng chỉ IELTS, SAT hay TOEFL, TOEIC,.. Tuy nhiên, việc xét tuyển bằng nhiều hình thức như vậy vô tình lại mở rộng áp lực cho học sinh, đồng thời tạo ra một sự ganh đua, cạnh tranh lớn khi các trường đại học đều phải tăng điểm để chia đều học sinh cho các nguyện vọng xét tuyển. 

        Một luận điểm, đồng thời là lý do thứ hai cho việc điểm thi dần lạm phát: Phải chăng năm nay, đề bài các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 dễ hơn mọi năm? Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: gốc rễ vấn đề khiến nhiều thí sinh dù đạt 30 điểm vẫn trượt đại học, đó là các trường đại học đã tự chủ trong việc xét tuyển và ngày càng sử dụng nhiều phương thức khác ngoài kết quả thi THPT như xét học bạ, đánh giá năng lực, khiến nhiều trường có tỉ lệ thí sinh đỗ bằng phương thức này ở mức 50%, gây áp lực tới thí sinh xét tuyển theo tiêu chí khác. Ông cũng cho rằng, nguyên nhân thứ ba, đồng thời không thể tránh khỏi, đó là dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em, khiến chất lượng đề thi năm nay buộc phải điều chỉnh dễ hơn so với các năm. Vì vậy nên khi nhìn vào biểu đồ phân bố điểm thi, ta dễ thấy đỉnh điểm của 1 số năm có sự thay đổi và chênh lệch, phân hóa: 

        “Ví dụ môn tiếng Anh, tỷ lệ bài thi từ điểm 8 trở lên chiếm 24%, trong khi tỷ lệ này năm 2020 là 6,5%, năm 2019 là 5,96% và năm 2018 là 2,7%. Như vậy, trung bình cứ 4 thí sinh thì 1 em đạt điểm giỏi. Môn Văn, tỷ lệ bài thi từ điểm 7 trở lên chiếm 41,7% tổng số bài thi, tỷ lệ này năm 2020 cũng là 46%, trong khi năm 2019 là 14,4% và năm 2018 là 17,4%” - GS Nguyễn Đình Đức, ĐHQGHN trả lời phỏng vấn báo VTC News. 

        Trả lời phỏng vấn báo VnExpress về nguyên nhân điểm chuẩn tăng cao đột biến, một thầy cô trong nghề cho biết: “Đã có nhiều giải thích về hiện tượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối vẫn trượt đại học. Theo quan sát của riêng tôi, có hai nguyên nhân cơ bản. Một là đề thi quá dễ nên đánh mất khả năng phân loại trình độ thí sinh. Hai là sự mâu thuẫn nội sinh của kỳ thi “hai trong một” với mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT , vừa xét tuyển đại học.” 

        Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho hay: “Với tình hình đề thi và kết quả điểm như đã thống kê ở trên cho thấy, điểm thi THPT ngày càng tỏ ra không thật sự phù hợp để phân loại học sinh giỏi, xuất sắc nhằm mục tiêu xét tuyển đại học, nhất là với các ngành hot, trường hot.” Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: “Để tăng chất lượng đầu vào, năm nay nhiều trường cũng đã tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng với các em học sinh giỏi trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, các em có điểm thi ACT, SAT và các chứng chỉ quốc tế khác và vì vậy đã tuyển sinh được nhiều thí sinh có chất lượng thực sự tốt. Đây là những điểm tích cực của Luật giáo dục đại học sửa đổi và phương án tự chủ tuyển sinh mang lại.”

        Cũng theo chuyên gia - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Đức, các giải pháp trước mắt cần được đưa ra đó là: Cần nhân rộng mô hình trung tâm khảo thí như ở các nước và hai Đại học Quốc gia đã thực hiện, đi đôi với đó là sự kiểm tra, giám sát từ Bộ GD-ĐT, điển hình 1 hành động, đó là Bộ có thể hỗ trợ các trường đại học, điều chỉnh đề thi THPT hằng năm, để phục vụ tốt mục đích “hai trong một”: Yên tâm tự chủ tuyển sinh và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới các bên liên quan.

        Trước tình hình dịch như vậy thì đề thi có nên dễ hơn? Phương thức xét tuyển mới đã thúc đẩy nhiều bạn học sinh nộp hồ sơ vào đại học, tuy gia tăng độ cạnh tranh, nhưng liệu nó có hoàn toàn xấu? Chúng mình rất cần lời giải đáp của các bạn để ta cùng làm rõ hơn về vấn đề này. Hãy cho ICJC biết ý kiến của các bạn ở phần comment nhé!

        Chúng mình là ICJC, rất vui vì được cập nhật thông tin thú vị cho mọi người. Đừng quên tương tác với ICJC để nhận thêm nhiều tin tức nóng hổi nhé! Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Tham khảo: 


--------------------------------
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)
[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC | Facebook
[E]: icjclub2021@gmail.com
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     
 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
                         Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI