MẠO HIỂM NGHỀ CẢNH SÁT

        Ngày 14 tháng 9 năm 2020, tại cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, tổ công tác các phòng, ban của công an tỉnh Bắc Giang cùng Cục Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra xe ô tô 16 chỗ do đối tượng Trần Văn Dũng điều khiển với nghi vấn vận chuyển hàng lậu. Tuy nhiên, đối tượng này không chấp hành, thậm chí còn đâm 1 thành viên của tổ công tác khiến đồng chí ấy hi sinh. Một trường hợp khác tại Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2020, xe ô tô do đối tượng Điêu Mạnh Cường được cảnh sát ra hiệu lệnh dừng xe. Ngay khi bước xuống xe, anh đã hành hung 1 cán bộ trong tổ công tác. Đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ liên quan đến các trường hợp chống người thi hành công vụ - tình trạng đã tồn đọng từ lâu ở nước ta. Vậy những vụ việc này là thế nào, đang diễn biến ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với chúng mình trong bài viết dưới đây nhé!

        Một số vụ việc có tính chất manh động như 2 thanh niên cầm “dao phóng lợn” tấn công cảnh sát tại Đà Nẵng hay thanh niên cầm gạch đá tấn công cảnh sát ở chốt kiểm dịch là ví dụ điển hình nhất về việc vi phạm Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 - có nêu định nghĩa về tội chống người thi hành công vụ như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”. 

        Từ những ví dụ trên, ta có thể thấy các hình thức chống đối người thi hành công vụ rất đa dạng, phức tạp, ngày càng diễn tiến theo chiều hướng xấu. Các trường hợp nhẹ sẽ chửi bới, lăng mạ cán bộ của các tổ công tác, một số đăng tin sai sự thật trên các nền tảng mạng xã hội,.. Còn những trường hợp nghiêm trọng, người chống đối sẵn sàng làm nhiều hành động nguy hiểm đến tính mạng các đồng chí như cầm hung khí uy hiếp cán bộ, dùng phương tiện điều khiển đâm trực diện vào các thành viên đang thi hành công vụ. Những hành động đó biểu hiện sự coi thường pháp luật, coi thường các lực lượng và cơ quan chức năng. 

        Với biện pháp có thể coi là mạnh tay như vậy, tại sao vẫn có nhiều đối tượng chống đối lại cảnh sát hay nhân viên công vụ? Một số đối tượng có chiều hướng chống đối vì sợ bị phạt tiền theo Nghị định 100 đã ban hành của Chính phủ. Một nhóm khác chống đối do nhận thức hoặc trạng thái tinh thần không ổn định, dẫn đến một số vụ việc đánh nhau với cán bộ như ta thường thấy. Một số trường hợp đặc biệt, gây hậu quả nghiêm trọng, là các đối tượng vận chuyển hàng cấm buôn đồ lậu như ma túy, vật dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ,.. Có thể thấy, do Nghị định 100 ban hành năm 2019 đánh rất mạnh vào tiền nên các đối tượng thường có hành vi chống đối, trốn tránh. Đồng thời, các chế tài giải quyết người vi phạm còn chưa đủ sức răn đe, thường chỉ hướng đến xử lý các trường hợp nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 

        Để ngăn chặn và phòng ngừa các hành động chống đối người thi hành công vụ, đã có nhiều quyết định, chính sách được đưa ra. Có thể kể đến đề xuất của Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Bộ Công an về việc tăng thẩm quyền để người thi hành công cụ hỗ trợ, vũ khí được pháp luật quy định để bảo vệ bản thân cũng như ngăn chặn tình trạng xô xát giữa hai bên. Mặc dù còn nhiều rào cản để thực hiện nhưng với đề xuất này, chắc chắn tình trạng chống đối sẽ thuyên giảm so với hiện nay. Đi liền với đó là nhà nước/ cơ quan có thẩm quyền nên củng cố kiến thức, kĩ năng cho lực lượng làm nhiệm vụ để họ có thể linh hoạt áp dụng trong mọi tình huống. Vào thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ lên ngôi, xử lý các trường hợp vi phạm thường nhật bằng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như ghi lỗi qua camera, thông báo vi phạm và xử phạt qua tin nhắn cũng là một giải pháp hữu hiệu. Cần kết hợp các biện pháp xử lý đó với việc giáo dục, tuyên truyền để nhận thức của người dân lên cao, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng đáng buồn trên. 

        Liệu hành vi chống lại người thực thi công lý có thuyên giảm trong tương lai không? Phải chăng áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn đối với phần tử chống đối thực sự là một giải pháp hoàn toàn hữu hiệu? Hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần bình luận nhé. Chúng mình là ICJC, rất vui vì được cập nhật những thông tin thú vị cho mọi người. Đừng quên LIKE, SHARE, COMMENT để tương tác với ICJC và nhận thêm nhiều tin tức nóng hổi nhé! Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.

Tham khảo: 
        Báo ANTV: 
https://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/tinh-trang-chong-lai-canh-sat-giao-thong-dang-thi-hanh-cong-vu-353765.html
        Báo VnExpress: 
https://vnexpress.net/nam-sinh-vung-dao-phong-lon-tan-cong-canh-sat-4245607.html 
        Báo Tuổi Trẻ: 
https://tuoitre.vn/thanh-nien-cam-gach-da-tan-cong-canh-sat-o-chot-kiem-dich-20210611155918131.htm 
        Luật Minh Khuê: 
https://luatminhkhue.vn/toi-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-bi-xu-phat-nhu-the-nao--.aspx 
        Luật Dương Gia: 
https://luatduonggia.vn/muc-xu-phat-doi-voi-toi-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-moi-nhat/ 
        Báo VOV:
https://vov.vn/phap-luat/chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-vi-sao-ngay-cang-phuc-tap-780585.vov 
        Báo CAND:
http://cand.com.vn/Cong-an/De-khong-xay-ra-tinh-trang-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-tren-duong-pho-623457/ 

---------------------------------

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
[B]: ICJC (icjchotnews.blogspot.com)
[F]: Information - Commentary Journalism Club – ICJC | Facebook
[E]: icjclub2021@gmail.com
[H]: Chủ tịch: Nguyễn Thị Mai Anh – 0705558418     
 Phó chủ tịch: Vũ Thảo Trang – 0869890946
                         Trần Hải Nam – 0921539187

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SỰ TRỖI DẬY CỦA DRAG QUEEN TẠI VIỆT NAM

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

TUYỂN THẲNG F0, F1 - CON DAO HAI LƯỠI