Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

BIẾN ĐỘNG MÙA ĐẠI HỌC THỜI COVY: KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT LIỆU CÓ DỄ HƠN?

Hình ảnh
          Kì thi THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID vẫn còn phức tạp. Nhiều giải pháp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các ban ngành liên quan đã được đưa ra để khắc phục khó khăn còn tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bài toán khó cần phải giải quyết. Ví dụ điển hình cho một trong những bài toán ấy chính là câu chuyện các trường đại học chuyển sang hình thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, dẫn đến hệ quả là điểm chuẩn đại học bị lạm phát quá nhiều. Một số trường đại học như ĐH Kinh Tế Quốc Dân (NEU) hay ĐH Ngoại Thương (FTU) có điểm chuẩn luôn từ 26,9 điểm trở lên.           Đã có nhiều suy đoán và lý do được đưa ra cho sự “lạm phát” này. Tuy nhiên, lý do đầu tiên và cũng là một trong hai lý do cơ bản, chính là việc tuyển sinh của các đại học đa phần đều theo hình thức xét tuyển. Về mặt lợi ích, cách làm này hoàn toàn có lý khi giúp các học sinh có được cơ hội vào trường mình mong muốn mà chỉ cần thi duy nhất 1 kỳ thi cho mục đích xét tốt nghiệp và vào đại học. Hay như

GIẤY ĐI ĐƯỜNG MỚI - BẤT CẬP HAY THUẬN LỢI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG DỊCH?

Hình ảnh
COVID-19 đã làm tê liệt nhiều hoạt động, đặc biệt là vấn đề việc làm và đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng được hoạt động bình thường. Nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đã lập giấy đi đường để quản lý, theo dõi hoạt động di chuyển của công dân. Tuy nhiên, Hà Nội lại đang gặp lúng túng trong việc công bố, giải quyết hồ sơ xét duyệt giấy đi đường cho công dân. Điển hình như ngày 6/9/2021, quy định gắn với giấy đi đường mới chính thức có hiệu lực nhưng nhiều công dân vẫn đang đợi được xét duyệt hồ sơ. Nhiều doanh nghiệp đã xin tạm dừng, chờ hướng dẫn cụ thể để tránh gặp khó trong công tác xin giấy đi đường. Nhiều trường hợp vì không nắm bắt được hết thông tin mà đã không kịp xin giấy đi đường: Trong sáng 5/9, Công an Hà Nội đã thông báo về việc xét duyệt, cấp giấy đi đường, thẻ đi mua hàng cho vùng 1 (vùng đỏ), một doanh nghiệp đã đi hỏi khắp nơi nhưng không thể biết được thông tin chính xác, khiến nhân viên của đơn vị này chưa xác định được kế hoạch đi làm cụ thể vào ngày tiếp theo (6/

NGƯỜI NỔI TIẾNG VÀ CÂU CHUYỆN "SAO KÊ"

Hình ảnh
          Những ngày gần đây, thông tin về việc kêu gọi quyên góp làm từ thiện của người nổi tiếng đang được nhiều người quan tâm. Điển hình có thể kể đến là nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang khiến cộng đồng mạng dậy sóng được cho là chưa in sao kê các khoản tiền ủng hộ. Từ khóa “sao kê” được dùng với mục đích yêu cầu các nghệ sĩ minh bạch số tiền làm từ thiện sau những ồn ào thời gian qua cũng dần trở nên hot.            Khi truy cập vào fanpage chính thức của nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng, không khó để tìm ra những bình luận yêu cầu sao kê và minh bạch số tiền từ thiện đã quyên góp. Để tránh làn sóng dư luận, nghệ sĩ đã chọn cách khóa bình luận, song, hành động lại này vô tình tạo ra nhiều ý kiến trái chiều từ công chúng. Nguyên nhân xuất phát từ việc nam ca sĩ bị tố là số tiền kêu gọi quyên góp từ thiện lên đến 96 tỉ đồng, chênh lệch rất lớn so với con số mà anh từng công bố. Việc các sao không minh bạch toàn bộ khoản thu chi từ thiện tiền của công chúng đang khiến cho dư luận bất bình. Nói một cá

KHAI BÁO LÀ YÊU NƯỚC, TRUNG THỰC LÀ THƯƠNG DÂN

Hình ảnh
          Cuộc chiến chống COVID-19 đang ở trong đợt dịch thứ 4 - thời kì Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Với nhiều biện pháp chống dịch đúc kết được từ ba đợt dịch trước, Việt Nam đã kiểm soát được tình hình tại một số vùng. Tuy nhiên, những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và TP.HCM hiện nay lại đang rất căng thẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, sản quan hàng hóa,... Đặc biệt, có nhiều thành phần không chấp hành biện pháp chống dịch mà các cơ quan chức năng khuyến cáo, không tuân thủ và còn có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Một bộ phận người dân còn có xu hướng khai báo y tế không trung thực, trực tiếp gây ảnh hưởng tới công cuộc chống dịch của cả nước.            Khai báo y tế là việc người dân cung cấp thông tin cá nhân tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người khai báo y tế sẽ giúp địa bàn họ cư trú nắm bắt tình hình, chủ động đưa ra phương án hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh khi cần thiết. Trong bối cảnh dịch COVID-19, ngườ